Nhận xét bản đồ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của việt nam

2 câu trả lời

- Cách nhận xét chung:

+ Quan sát biểu đồ => nhận xét ự thay đổi giá trị trong cơ cấu ngành (hoặc diện tích/sản lượng)

+ Xem bảng chú giải: mỗi chú giải tương ứng với một nội dung)

Biểu đồ cột => Tỉnh có diện tích/sản lượng lớn nhất

Nền chất lượng (các cấp màu) Khu vực có mức độ tập trung lớn nhất, ít nhất...

* Bản đồ nông nghiệp chung (Atlat trang 18)

- Hiện trạng sử dụng đất:

+ Đất lâm nghiệp có rừng chiếm diện tích lớn nhất (TDMNBB, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên)

+ Đẩt trồng cây lương thực, thực phẩm, cây hằng năm chiếm diện tích khá lớn (ở ĐBSCL, ĐBSH, ven biển miền Trung)

+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên

+ Đất phi nông nghiệp (rải rác ở TDMNBB, BTB, DHNTB)

+ Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản (ở ĐBSH)

- Các vùng nông nghiệp: cả nước có 7 vùng nông nghiệp

- Chuyên môn hóa sản xuất của các vùng nông nghiệp:

+ Cây lương thực: lúa, cây thực phẩm..

+ Cây công nghiệp lâu năm: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều

+ Cây công nghiệp hằng năm: lạc, mía….

+ Vật nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm

- Giá trị sản xuất nông nghiệp các ngành:

+ Nông nghiệp chiêm giá trị lớn nhất (70%)

+ Tiếp đến là thủy sản (26,4%), thấp nhất là lâm nghiệp (3,6%)

* Bản đồ nông nghiệp (Atlat trang 19)

- Chăn nuôi:

+ Nhận xét số lượng gia súc và gia cầm các tỉnh: chỉ ra tỉnh có đàn trâu/bò/lợn lớn nhất; lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH và ĐBSCL

+ Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của các tỉnh cao nhất ở ĐBSH và ĐBSCL (Hà Nội, TP.HCM, Lào Cai, Bình Định, Đồng Nai,..)

+ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng lên liên tục và đứng thứ 2 trong ngành nông nghiệp (24,4% năm 2007)

- Cây công nghiệp:

+ Nhận xét diện tích trồng cây công nghiệp các tỉnh, tỉnh có diện tích cây lâu năm lớn nhất (Bình Phước), các tỉnh có diện tích cây hằng năm lớn nhất (Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Ninh, Đăc Lắc…)

+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với diện tích gieo trồng:

Tây Nguyên có tỉ lệ cao nhất (trên 50%)

Tiếp đến là khu vực Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi BB; thấp nhất là ĐBSCL và ĐBSH

+ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng lên nhanh và liên tục

+ Giá trị sản xuất cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt cũng tăng lên nhanh và liên tục (25,6% năm 2007)

+ Cà phê có diện tích, sản lượng thu hoạch lớn nhất, tiếp đến là cao su và điều

- Lúa:

+ Diện tích sản lượng lúa các tỉnh (tỉnh lớn nhất)

+ Diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực (cao nhất ở ĐBSH và ĐBSCL, tiếp đến là vùng đồng bằng duyên hải miền Trung; thấp nhất ở Tây Nguyên và TDMNBB)

+ Giá trị sản xuất cây lương thực trong cơ cấu ngành trồng trọt giảm khá nhanh và liên tục (56,5% năm 2007)

+ Diện tích lúa giảm dần qua các năm

+ Sản lượng lúa tăng lên qua các năm

* Đối với bản đồ lâm nghiệp và thuỷ sản cũng nhận xét tương tự với các ý chính như trên nhé

Đặc điểm chủ yếu của vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng:

- Điều kiện sinh thái nông nghiệp:

+ Là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ, có diện tích khoảng 15 nghìn km2.

+ Có nhiều ô trũng với hệ thống đê điều khá dày.

+ Đất phù sa màu mỡ, vùng trong đê đất đang bị thoái hóa, vùng ngoài đê được bồi lấp hằng năm.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Điều kiện kinh tế - xã hội :

+ Mật độ dân số cao nhất cả nước.

+ Người dân có kinh nghiệm trong thâm canh cây lúa nước.

+ Mạng lưới đô thị dày đặc, các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến.

+ Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.

- Trình độ thâm canh :

+ Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động.

+ Áp dung các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ.

- Chuyên môn hóa sản xuất :

+ Lúa cao sản, lúa chất lượng cao.

+ Cây thực phẩm, đặc biệt là là các loại rau cao cấp, cây ăn quả.

+ Đay cói

+ Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, thủy sản nước ngọt, thủy sản nước lợ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm