Nhận biết các dạng chảy máu? Cách xử lý khi bị chảy máu động mạch, tĩnh mạch

2 câu trả lời

- Chảy máu mao mạch là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, nên nhìn vết thương thấy máu chảy tràn ra chậm trên bề mặt vết thương và máu tự cầm sau một thời gian ngắn khoảng vài phút.

- Chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng phải chú ý đến trường hợp tổn thương các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì chảy máu ồ ạt nguy hiểm.

- Chảy máu động mạch, nhìn thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập.

Các biện pháp cầm máu

+ Ấn động mạch: dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương.

+ Gấp chi tối đa, khi chi bị gấp, động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy

+Băng ép: dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn.

+Băng chèn: là băng ép nhưng có vật chèn lên các vị trí ấn động mạch

+Băng đút nút: là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương.

+Dùng kẹp để kẹp mạch máu, áp dụng đối với vết thương rộng, nông, kẹp mạch máu rồi để kẹp tại chỗ sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

+Khâu mép vết thương, sau khi đã nhét gạc chặt vào vết thương, khâu ghì chặt mép vết thương lại.

Đáp án:

* Các dạng chảy máu

- Chảy máu mao mạch: máu chảy ít, chậm

- Chảy máu tĩnh mạch: máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn mao mạch

- Chảy máu động mạch: máu chảy mạnh, thành tia

* Các xử lí :

- chảy máu tĩnh mạch:

+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút

+ Sát trùng vết thương bằng iôt

+ Vết thương nhỏ: dùng băng dán

+ Vết thương lớn: cho ít bông vào giữa hai miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại

- chảy máu động mạch:

+ Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương

+ Buộc ga rô: dùng dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát vết thưong nhưng cao hơn về phía trước tim.

+ Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.

Giải thích các bước giải: