Nguyễn Trung Trực trước khi bị Pháp xử tử đã khẳng khái nói: “ Bao giờ người Tây đã nhổ hết cỏ nước Nam thì hết người Nam đánh Tây” -Khái quát bối cảnh khi Nguyễn Trung Trực nói câu trên. -Liên hệ với một lãnh tụ khác cùng thời và có cùng hành động tương tự như Nguyễn Trung Trực. Viết cảm nghĩ của em về hai sự kiện trên.

2 câu trả lời

*Bối cảnh:

-Sau khi chiếm được ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, ngày 20-6-1867, Pháp kéo tới thành Vĩnh Long yêu cầu Phan Thanh Giản nộp thành cho chúng, 5 ngày sau Pháp chiếm luôn chiếm 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên. Cũng từ đây phong trào kháng chiến trong nhân dân miền Tây dâng lên mạnh mẽ.

-Ngày 16-6-1868, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân chiếm đồn Rạch Giá, làm chủ tỉnh lỵ. Sau nhiều trận giao chiến, địch lấy lại được đồn, nghĩa quân rút về Hòn Chông rồi rút ra đảo Phú Quốc. Địch kéo ra đảo, vây đánh nghĩa quân và bắt được Nguyễn Trung Trực. Chúng đưa ông về Sài Gòn, ra sức mua chuộc, dụ dỗ không được, sau đó giặc đưa ông ra chém. Trước khi chết, ông hiên ngang tuyên bố trước quân thù: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

 

*Liên hệ:-Đó là Nguyễn Hữu Huân, một lãnh tụ kháng chiến giai đoạn 1862-1875 vùng Tiền Giang, Long An. Trước khi bị xử chém đã viết bài thơ “mang gông” nổi tiếng.

Hai bên thiên hạ thấy hay không?

Một gánh cương thường, há phải gông!

Oằn oại hai vai quân tử trúc,

Long lay một cổ trượng phu tòng.

Sống về đất Bắc danh còn rạng,

Thác ở thành Nam tiếng bỏ không.

Thắng bại, dinh hư trời khiến chịu,

“Phản thần” “đéo hỏa” đứa cười ông!

*Cảm nghĩ:

-Em rất biết ơn và tự hào về các anh hùng dân tộc đã anh dung hy sinh vì sự nghiệp kháng chiến chống Pháp xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc.

-Qua đó cũng cho em hiểu biết về truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm từ khi dựng nước của nhân Việt Nam

-Sau khi chiếm được ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, ngày 20-6-1867, Pháp kéo tới thành Vĩnh Long yêu cầu Phan Thanh Giản nộp thành cho chúng, 5 ngày sau Pháp chiếm luôn chiếm 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên. Cũng từ đây phong trào kháng chiến trong nhân dân miền Tây dâng lên mạnh mẽ.

-Ngày 16-6-1868, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân chiếm đồn Rạch Giá, làm chủ tỉnh lỵ. Sau nhiều trận giao chiến, địch lấy lại được đồn, nghĩa quân rút về Hòn Chông rồi rút ra đảo Phú Quốc. Địch kéo ra đảo, vây đánh nghĩa quân và bắt được Nguyễn Trung Trực. Chúng đưa ông về Sài Gòn, ra sức mua chuộc, dụ dỗ không được, sau đó giặc đưa ông ra chém. Trước khi chết, ông hiên ngang tuyên bố trước quân thù: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

Đó là Nguyễn Hữu Huân, một lãnh tụ kháng chiến giai đoạn 1862-1875 vùng Tiền Giang, Long An. Trước khi bị xử chém đã viết bài thơ “mang gông” nổi tiếng.

Hai bên thiên hạ thấy hay không?

Một gánh cương thường, há phải gông!

Oằn oại hai vai quân tử trúc,

Long lay một cổ trượng phu tòng.

Sống về đất Bắc danh còn rạng,

Thác ở thành Nam tiếng bỏ không.

Thắng bại, dinh hư trời khiến chịu,

“Phản thần” “đéo hỏa” đứa cười ông