nguyên tắc kiểm soát và nguyen tắc phân quyền của malaysia :(( giúp em với mn ơi

1 câu trả lời

Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước vốn có mầm mống từ thời cổ đại, được đề cập trong các tác phẩm của Aristote và đã được vận dụng vào việc tổ chức bộ máy nhà nước Athens, La Mã. Đến thời kì cách mạng tư sản, tư tưởng này được kế thừa và phát triển bởi Locke, Montesquieu, Rousseau,... Hiện nay, tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước được thể chế hóa thành pháp luật, trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng bậc nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy các nhà tư sản trên thế giới. Nguyên tắc này bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, quyền lực nhà nước được phân chia thành nhiều loại quyền khác nhau như quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp... và được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện một cách độc lập, mỗi cơ quan chỉ thực hiện một quyền. Điều này đảm bảo không một cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước, cũng như không một cơ quan nào có thể lấn sân sang hoạt động của cơ quan khác. Thực chất của sự phân chia quyền lực là sự phân định một cách rạch ròi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đồng thời đảm bảo sự chuyên môn hóa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Cá cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp... đều thực hiện chức năng, nhiệm vu của mình trên cơ sở pháp luật.

Thứ hai, giữa cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp,..còn có sự kiềm chế, đối trọng, chế ước lẫn nhau theo phương châm không cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm soát, giám sát từ phía cơ quan khác. Điều này nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, độc đóa hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, tổ chức trong xã hội cũng như có thể tránh được những mối nguy hại khác. Bên cạnh đó, sự kiểm soát, giám sat lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng thể hiện sư phối hợp với nhau nhằm tạo sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Ở các nước tư bản, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể, việc áp dụng nguyên tắc này trong tôt chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không hoàn toàn giống nhau. Thực tế cho thấy, có thể có ba mô hình áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản, đó là mô hình phân quyền cứng rắn, mô hình phân quyền mền dẻo, mô hình phân quyền hỗn hợp (trung gian). Sự khác nhau giữa ba mô hình này thể hiện ở cơ cấu các thiết chế quyền lực tối cao, địa vị của từng thiết chế cũng như mối quan hệ giữa chúng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm