Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú thích)

1 câu trả lời

Bạn tham khảo dàn ý nhé
Mình viết câu ghép và phép nối luôn.
MĐ: Người xưa có câu "thi trung hữu hoạ" quả thật không sai, Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên "bức tranh tứ bình" về "chúa sơn lâm" trong bài thơ "nhớ rừng".
TĐ:
- Bức tranh đêm trăng:
+ Thế Lữ đã vẽ nên bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình: hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui giữa đêm trăng bên bờ suối.
+ Cảnh có màu vàng của ánh trăng, màu xanh của nước suối, thật đẹp làm sao. Nhưng bây giờ kỉ niệm đẹp ấy đã vùi sâu vào dĩ vãng.
- Bức tranh ngày mưa:
+ Bức tranh thứ hai gợi tả không gian rộng lớn, hùng vĩ của giang sơn "bốn phương ngàn".
+ Chúa sơn lâm "lặng ngắm" cảnh giang sơn nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy cảnh vật đổi mới.
+ Cùng với điệp từ "ta", bức tranh gợi lên nỗi nhớ, lòng tiếc nuối của con hổ.
- Bức tranh lúc bình minh:
+ Bức tranh hiện lên rực rỡ trong màu sắc của cây cối, ánh nắng. Hơn nữa, trong bức tranh ấy còn có âm thanh: âm thanh của chim chóc, có cả nhạc của thơ.
+ Điệp ngữ "đâu" cùng câu hỏi tu từ cất lên như một lời than thở, luyến tiếc ngày xưa nay không còn nữa.
- Bức tranh chiều tàn:
Đây là cảnh sắc của một buổi chiều dữ dội, trời chiều không phải đỏ rực mà "lênh láng máu sau rừng".
+ Nuối tiếc với thời oanh liệt, nay hổ sa cơ cơ chỉ còn biết cất lời than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
- KĐ: Khẳng định bức tranh tứ bình là một điểm nhấn mang lại giá trị chi tác phẩm.

Phần in đậm: phép nối
Phần gạch chân: câu ghép.