Người ta đung 21,9g HCL thì vừa đủ hòa tan 5,4g kim loại có hóa trị 3 a. Định tên kim loại b. Tính khối lượng muối tạo thành c. Viết cấu hình electron , định vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn

2 câu trả lời

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

a) nHCl = 21,9 : 36,5 = 0,6 mol

Gọi kim loại là X

2X + 6HCl → 2XCl3 + 3H2 ↑

0,2 ←0,6

mX = 5,4 : 0,2 = 27 → X là nhôm (Al)

b) nAlCl3 = nAl = 0,2 mol

mAlCl3 = 0,2 .133,5 = 26,7g

c) Al (Z=13): $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1}$

Nhôm nằm ở ô thứ 13

Có 3 lớp e → thuộc chu kì 3

Có 3e lớp ngoài cùng, e cuối cùng điền vào phân lớp p → nhóm IIIA

Đáp án: gọi CTHH của kim loại là R

2R + 6HCl →2RCl3 + 3H2

0,2 0,6 0,2

M=m/n → MR = 5,4/0,2 = 27

vậy kim loại này là Nhôm Al

m muối = 0,2 * 133,5 = 26,7g

c, 1s22s22p63s23p1

ô thứ 13 trong bảng

nhóm IIIA

chu kì 3