nghị luận xã hội về tấm lòng hướng về người nghèo trong cuộc sống

1 câu trả lời

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Vậy thế nào là tấm lòng hướng về người nghèo?

+ Đó là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

- Người có trái tim nhân hậu, hướng về người nghèo luôn được mọi người yêu thương và kính trọng.

2. Chứng minh

- Từ xa xưa, nhân dân ta đã luôn hướng về người có mảnh đời bất hạnh.

- Trong thời chiến, những gia đình khá giả đã phụ cấp nhiều lương thực, thực phẩm giúp đỡ người nghèo.

- Trong thời bình, tiêu biểu là trước công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, những người có điều kiện đã cùng nhau chung tay san sẻ, giúp đỡ người bị ảnh hưởng nặng nề tự đại dịch cả về vật chất lận tinh thần.

- Hay như trong văn học, có những câu ca dao, tục ngữ đã ca ngợi giá trị của tình yêu thương giữa con người với con người, tấm lòng hướng về người nghèo trong cuộc sống như "Là lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân".

3. Bình luận

- Thật vậy, có tình yêu thương, sự san sẻ, đùm bọc giữa con người với con người, tấm lòng hướng về người nghèo, đất nước ta sẽ phát triển bền vững.

- Không có sự sẻ chia, chung tay giữa các dân tộc anh em trong một nhà, đất nước sẽ chẳng thể nào phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu.

- Cạnh bên những người luôn giúp đỡ người nghèo vẫn còn có những kẻ sống chỉ biết chuộc lợi. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng đem lòng yêu thương, san sẻ, hướng về người nghèo. Vì hiện nay có rất nhiều người "giả nghèo" để nhận được sự giúp đỡ, chuộc lợi từ người khác.

4. Liên hệ bản thân

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận. 

II, Bài văn tham khảo

Xã hội đang không ngừng phát triển. Bởi lẽ đó, những người có kiến thức, kĩ năng và có bàn đạp tốt sẽ trở nên giàu có, ngược lại, những người không có điểm tựa tốt, tri thức kém sẽ trở nên nghèo khổ. Bởi lẽ đó, mà trong cuộc sống luôn tồn tài người nghèo và người giàu. Tuy nhiên, sẽ ra sao khi những mảnh đời bất hạnh không thể trụ vững? Do đó, mỗi chúng ta phải hướng về họ và giúp đỡ họ.

Vậy thế nào là tấm lòng hướng về người nghèo? Đó là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Người có trái tim nhân hậu, hướng về người nghèo luôn được mọi người yêu thương và kính trọng.

Từ xa xưa, nhân dân ta đã luôn hướng về người có mảnh đời bất hạnh. Trong thời chiến, những gia đình khá giả đã phụ cấp nhiều lương thực, thực phẩm giúp đỡ người nghèo. Trong thời bình, tiêu biểu là trước công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, những người có điều kiện đã cùng nhau chung tay san sẻ, giúp đỡ người bị ảnh hưởng nặng nề tự đại dịch cả về vật chất lận tinh thần. Hay như trong văn học, có những câu ca dao, tục ngữ đã ca ngợi giá trị của tình yêu thương giữa con người với con người, tấm lòng hướng về người nghèo trong cuộc sống như "Là lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân".

Thật vậy, có tình yêu thương, sự san sẻ, đùm bọc giữa con người với con người, tấm lòng hướng về người nghèo, đất nước ta sẽ phát triển bền vững. Không có sự sẻ chia, chung tay giữa các dân tộc anh em trong một nhà, đất nước sẽ chẳng thể nào phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu. Cạnh bên những người luôn giúp đỡ người nghèo vẫn còn có những kẻ sống chỉ biết chuộc lợi. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng đem lòng yêu thương, san sẻ, hướng về người nghèo. Vì hiện nay có rất nhiều người "giả nghèo" để nhận được sự giúp đỡ, chuộc lợi từ người khác.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng". Qủa đúng như vậy, mỗi chúng ta hãy không ngừng phát huy tinh thần quý báu của dân tộc, hãy yêu thương, trao đi yêu thương bằng cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Nhờ đó mà xã hội phát triển bền vững hơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

7 lượt xem
1 đáp án
23 giờ trước