Nghị luận xã hội "Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới ấy, im lặng đồng nghĩa với cái chết.

2 câu trả lời

Nêu vấn đề:

AIDS là đại dịch, thảm hoạ khủng khiếp của nhân loại.

Trích dẫn

Bàn luận:

+ Nguyên nhân:

Chủ quan: Do trích hút, ...

Do chưa có biện pháp phòng ngừa.

Khách quan: Do nhận thức chung của xã hội: thiết bị y tế, kiến thức trên ghế nhà trường còn hạn chế.

Vô tình.

+ Hậu quả: người bệnh: sức khoẻ.

gia đình xã hội: kinh tế suy kiệt, kéo theo tệ nạn, suy thoái đạo đức.

+ Giải pháp:

Diễn giải ý kiến:

Sự chung tay của toàn xã hội.

Sự đồng cảm , lắng nghe với ng bệnh.

Người bệnh cần dũng cảm cai nghiệm.

Kết luận: Sự đoàn kết và thay đổi để hạnh phúc hơn, đẩy lùi AIDS.

Em cần tuyên truyên, làm gì cụ thể.

Trong nhiều năm qua, mỗi khi nhắc đến AIDS, người ta đều liên tưởng đến đó là một căn bệnh thế kỉ, một căn bệnh cực kì nguy hiểm mà khi mắc phải thì chỉ có một con đường chết. Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của người dân cũng càng được nâng cao hơn, vì vậy trách nhiệm và sự quan tâm, giúp đỡ của mỗi người đối với đại dịch HIV/AIDS và những cá nhân không may mắn mắc phải nó là một điều hết sức cần thiết. Chính vì thế, nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003, Cô – phi An – nan, người da màu đầu tiên làm Tổng thư kí Liên hợp quốc hai nhiệm kì và đoạt giải Nobel Hòa bình đã ra một bản thông điệp gửi nhân dân thế giới, trong đó có lời kêu gọi nổi tiếng: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Vậy ông muốn nhắn nhủ điều gì với nhân loại, đặc biệt là tuổi trẻ, những chủ nhân của tương lai đất nước thông qua lời kêu gọi đó?

Trước hết, chúng ta hiểu gì về AIDS? Thực ra nó là cụm từ viết tắt của tiếng Anh, là một hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (còn gọi là bệnh liệt kháng hoặc SIDA), làm tê liệt sức đề kháng của con người. Như vậy, “trong thế giới khốc liệt của AIDS” chính là một thế giới mà khi ta đã bước vào thì rất khó có thể thoát ra được bởi lẽ một khi đã bị nhiễm AIDS thì người bệnh không sớm thì muộn chắc chắn chỉ còn một con đường chết. Đối với mỗi con người, những sai lầm mà ta vô tình vấp phải trong cuộc sống thì có thể còn cách khắc phục được nhưng khi sai lầm vướng vào HIV/AIDS thì chúng ta sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng, cuộc đời và thậm chí là người thân của mình vì nó có sức lan truyền rất khủng khiếp, không chỉ bằng một con đường mà có tới cả ba: đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Nguy hiểm đến thế nhưng cho đến nay, AIDS vẫn nằm trong số những loại bệnh mà con người chưa tìm ra thứ thuốc chữa nào hữu hiệu. Chính vì lẽ đó, qua câu nói: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”, điều mà Cô-phi An-nan quan tâm và muốn nhắn nhủ cho chúng ta chính là sự gắn bó, đoàn kết, cảm thông của xã hội với người bị bệnh, không tách biệt giữa ta và họ, đồng thời hành động để giúp đẩy lùi căn bệnh này. Nếu không hành động hoặc không lên tiếng tức là chúng ta đã vô tình giết chết nhân loại và cả chúng ta, đồng thời người bị nhiễm AIDS cũng không được che giấu căn bệnh của mình hoặc tự ti, mặc cảm, sống biệt lập với cộng đồng mà hãy cố gắng đứng lên, không buông xuôi mọi thứ, lạc quan, tin tưởng vào tương lai, dành thời gian còn lại để sống chan hòa, vui vẻ và giúp ích cho đời.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

2 lượt xem
1 đáp án
4 giờ trước