nghị luận xã hội: Trình bày suy nghĩ về "sự tròn tâm trong những điều nhỏ nhặt giữa cuộc sống"

1 câu trả lời

Bạn hãy lắng lòng và chân thành lắng nghe trái tim của mình qua câu nói:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm"

    "Méo mó" là những điều không hoàn hảo, không như chúng ta mong đợi khi sự "méo" đó khiến cho ta "bầm dập", "tan nát", bị cuốn trôi theo hàng loạt những thất bại? "Cuộc đời méo mó" còn diễn tả những chông gai, thử thách, gập ghềnh, sóng gió, nguy hiểm trong cuộc đời mà ai cũng từng phải trải qua. "Tròn" thể hiện sự hoàn hảo, trọn vẹn như những điều ta mong muốn xảy ra hay nói cách khác. Đó chính là sự thành công của chính bản thân khi đạt được những mục tiêu đã được đặt ra

    Dĩ nhiên khi cuộc đời méo mó, chúng ta thường hay than thân trách phận, tại sao chúng ta lại xui xẻo như vậy, tại sao chả có điều gì tốt đẹp đến với ta. Bạn có thấy rằng sao người ta sinh ra đã là trong gia đình giàu có, mà lại còn xinh đẹp và học giỏi, khi nhìn lại bản thân mình thì lại không "tròn" như người ta. Khi bạn làm vỡ một cái chén, thì lại trách cuộc đời đủ thứ xui xẻo. Hôm nay bạn đi học muộn vì trễ xe buýt, bạn cũng trách rằng cuộc đời bạn toàn kém may mắn.

    Nhưng lẽ nào cái "méo" ấy cũng không được xem là lợi điểm khi nó mang đến cho ta những bài học quý báu, kinh nghiệm cuộc đời? Có người bảo rằng: "Đời là một trường học", nhưng tự tôi lại thấy chúng ta đến đây chỉ vì mục đích: "thực hành". Và chính những khái niệm suông sẽ "hóa" thành muôn vàn "túi kinh nghiệm" quý báu cho bạn khi đặt chân vào cuộc đời này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

4 lượt xem
1 đáp án
1 giờ trước