Nghị luận xã hội: "Thần tượng của tôi"

2 câu trả lời

Có mẹ là một giáo viên, tôi phần nào hiểu hơn về thầy, cô và sự nghiệp trồng người. Từ lâu lắm rồi, tôi quen với hình ảnh mẹ cặm cụi với chồng giáo án, tập bài kiểm tra, với sổ điểm, sổ chủ nhiệm.

Tôi khi nhỏ không mơ về nghề giáo viên chỉ có viết bảng, gọi học sinh giơ tay và nghiêm giọng khi cần vì tôi hiểu rằng làm một giáo viên khó khăn và vất vả thế nào.

Mẹ tôi yêu nghề giáo, yêu nghiệp trồng người. Mẹ tâm huyết với từng bài giảng, mẹ có thể thức đêm để chấm và nhận xét bài làm học sinh thật chi tiết, vì như mẹ nói : “Để chúng nó biết sai còn sửa”. Mẹ tận tụy với công tác chủ nhiệm, luôn cố gắng sát sao, quan tâm, vì cũng như mẹ nói: “Dạy học không chỉ là dạy chữ, mà còn là dạy làm người”.

Nhiều khi nhìn mẹ tất bật sắm hai vai cô giáo ở trường và người vợ, người mẹ ở nhà, tôi thấy thương mẹ nhiều. Tự nhủ, ai cũng vậy thôi, người phụ nữ luôn phải sắm nhiều vai. Tôi luôn khâm phục mẹ vì mẹ có thể làm mọi thứ, với nhiệt tình và tâm huyết chừng ấy.

Và điều đó, giúp tôi nhìn cô thầy mình gần gũi hơn, thấu hiểu hơn và trân trọng hơn. Không hình tượng hóa, lí tưởng hóa, thầy cô của tôi cũng là những người bình thường làm nghề dạy học, nhưng vẫn cao quý lạ thường.

Và những gánh nặng cùng áp lực của nghề giáo, nhờ mẹ, tôi cũng hiểu hơn. Nếu ai đó nói theo nghề giáo cho nhàn, hẳn là người ấy nhầm! Nếu bác sĩ phải chịu trách nhiệm về sức khỏe, tính mạng của con người, thì người làm thầy cũng phải chịu trách nhiệm, một phần đáng kể, tới việc một người lớn lên có vẹn toàn, có thiện lương, có ích hay không.

Những thầy, những cô dạy học với nhiệt huyết có ảnh hưởng vô cùng lớn lao tới học sinh! Thầy cô dạy tôi không chỉ kiến thức, còn dạy tôi về quan hệ giữa người với người, về giá trị của trung thực, của nhẫn nại, kiên định và đam mê. Những người giáo viên, đích thực là những người thắp đèn - thắp lên ánh sáng trong học trò.

Tôi từng nhìn thấy mẹ vui đến chảy nước mắt khi nhận món quà là bức tượng cô giáo và tấm thiệp tự làm với lời chúc ngô nghê, chân thành của một nhóm học trò lớp sáu. Mẹ đọc thiếp, rồi cười hạnh phúc. Mẹ gấp cả giấy bọc cất đi như vật kỉ niệm. Khi ấy, tôi hiểu, được nhớ đến thật vui, thật quan trọng đến nhường nào! Tôi hiểu, sự tri ân có ý nghĩa lớn lao đến nhường nào!

Giá trị của lòng biết ơn không nằm ở trọng lượng hay giá cả của bó hoa, món quà bạn tặng thầy cô - điều mà ngày nay nhiều người vẫn nhầm tưởng - mà nằm ở tấm lòng và sự chân thành.

Lệch lạc thần tượng

Những cơn sóng hâm mộ ca sỹ, diễn viên Hàn Quốc mới đây khiến chúng ta có đôi chút hốt hoảng khi chứng kiến những hình ảnh fan khóc thét, ngất xỉu, đổ máu, cấp cứu… trong một số buổi biểu diễn.

Không chủ quan, không bảo thủ khi nói rằng, có một bộ phận người trẻ đang lệch lạc thần tượng và tạo ra những hiệu ứng không tốt.

Qua diễn đàn này mong bạn đọc cùng chia sẻ, trao đổi và cùng hướng tới xây dựng một “văn hóa thần tượng” lành mạnh. Hãy chia sẻ câu chuyện, quan điểm, ý kiến, sáng kiến… của bạn với Diễn đàn qua thư điện tử: Thegioitre@tienphong.vn hoặc Ban Thanh niên, báo Tiền Phong - 15 Hồ Xuân Hương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 

Nếu ai đó hỏi tôi thần tượng ai, tôi sẽ trả lời tôi thần tượng mẹ. Mẹ là bữa cơm chiều ngọt lành, là đôi găng tay mùa lạnh, là tấm chăn được ghém lại khi tôi trở mình lúc tối. Mẹ là ngọn đèn, là hơi ấm, là ngọn hải đăng soi đường. Tôi gắn bó với mẹ như thế đấy, gắn bó đến mức với tôi, mẹ là cả cuộc sống. Mọi góc trong cuộc đời tôi, có mẹ hiện diện. Và mẹ, cũng là người ảnh hưởng đến tôi lớn lao nhất

Mẹ tôi là giáo viên và là người thầy lớn của tôi. Nhẩm lại chặng đường ngắn 17 năm có mặt trên đời, tôi luôn thấy mẹ. Mẹ đặt đồng phục cho tôi vào lớp Một. Mẹ dắt tay ngày tôi nhập trường Tiểu học. Tôi thấy mẹ khi tôi được điểm mười đầu tiên và cả lúc tôi khóc thút thít ở trường khi thi học sinh giỏi lớp Năm. Và vừa mới chiều nay thôi, tôi cùng mẹ đi Siêu thị. Mẹ luôn cùng tôi, từ những ngày đầu tiên!

Ngày Nhà giáo Việt Nam, hẳn là của mẹ rồi! Nhưng bó hoa tôi muốn tặng mẹ, không phải là bó hoa tri ân cho một cô giáo dạy Văn cấp hai đã ngót hai mươi năm trong nghề, mà là bó hoa cho Người Thầy lớn trọn đời, của riêng tôi.

Mẹ đã dạy tôi đi bước đầu tiên, dạy tôi ăn, dạy tôi nói. Mẹ dạy tôi xúc cơm, xỏ giày, làm việc nhà. Mẹ dạy tôi chào cô hàng xóm, dạy tôi đi xe đạp, dạy tôi lúc bê bát canh nóng, đưa tay lên tai để không bị bỏng. Mẹ dạy tôi từ những điều nhỏ nhặt như thế, mà cũng lớn lao như thế.

Đôi khi bố tôi cười đùa, người tốt như mẹ tôi thời nay dễ bị thiệt, và rằng mẹ tôi hiền quá. Mẹ chỉ cười xòa. Mẹ là như thế. Mẹ tôi sống hết mình, và hết mình với mọi người. Mẹ chưa bao giờ nói thành lời, nhưng mẹ cho tôi thấy làm thế nào để giúp đỡ và sống vì những người xung quanh mình, hằng ngày.

Lớn lao ở chỗ mẹ không chỉ dạy tôi đi, mà còn đi sao cho vững; Mẹ không chỉ dạy tôi ăn, mà còn dạy ăn sao cho khỏe mạnh; Mẹ không chỉ dạy tôi nói, mà còn dạy nói sao cho hay, cho đẹp. Nhưng bài học lớn nhất từ mẹ mà tôi nhận được là bài học từ chính mẹ, từ cuộc sống và cách sống của mẹ.

Nếu ai đó hỏi tôi thần tượng ai, tôi sẽ trả lời tôi thần tượng mẹ. Mẹ là bữa cơm chiều ngọt lành, là đôi găng tay mùa lạnh, là tấm chăn được ghém lại khi tôi trở mình lúc tối. Mẹ là ngọn đèn, hơi ấm, ngọn hải đăng soi đường.

Tôi gắn bó với mẹ như thế đấy, gắn bó đến mức với tôi, mẹ là cả cuộc sống. Mọi góc trong cuộc đời tôi, có mẹ hiện diện. Và mẹ, cũng là người ảnh hưởng đến tôi lớn lao nhất.

Đôi khi bố tôi cười đùa, người tốt như mẹ tôi thời nay dễ bị thiệt, và rằng mẹ tôi hiền quá. Mẹ chỉ cười xòa. Mẹ là như thế. Mẹ tôi sống hết mình, và hết mình với mọi người. Mẹ chưa bao giờ nói thành lời, nhưng mẹ cho tôi thấy làm thế nào để giúp đỡ và sống vì những người xung quanh mình, hằng ngày.

Mẹ chiều tôi lắm. Có khi một ngày lạnh mà tôi thèm ăn kem, mẹ cũng dẫn tôi đi. Và khi tôi được điểm mười hay có bài văn được đọc trước lớp, mẹ thưởng tôi thật “hậu”.

Mẹ cũng chưa đánh đòn tôi thực sự một lần nào trong đời. Một hôm mẹ cười, bảo rằng, mẹ dạy tôi cũng khá thành công rồi. Tôi tròn mắt hỏi vì sao. Mẹ trả lời: “Vì tự con biết nói rằng con được chiều chuộng!”. Lúc đó tôi mới năm tuổi thôi.

Có mẹ là một giáo viên, tôi phần nào hiểu hơn về thầy, cô và sự nghiệp trồng người. Từ lâu lắm rồi, tôi quen với hình ảnh mẹ cặm cụi với chồng giáo án, tập bài kiểm tra, với sổ điểm, sổ chủ nhiệm.

Tôi khi nhỏ không mơ về nghề giáo viên chỉ có viết bảng, gọi học sinh giơ tay và nghiêm giọng khi cần vì tôi hiểu rằng làm một giáo viên khó khăn và vất vả thế nào.

Mẹ tôi yêu nghề giáo, yêu nghiệp trồng người. Mẹ tâm huyết với từng bài giảng, mẹ có thể thức đêm để chấm và nhận xét bài làm học sinh thật chi tiết, vì như mẹ nói : “Để chúng nó biết sai còn sửa”. Mẹ tận tụy với công tác chủ nhiệm, luôn cố gắng sát sao, quan tâm, vì cũng như mẹ nói: “Dạy học không chỉ là dạy chữ, mà còn là dạy làm người”.

Nhiều khi nhìn mẹ tất bật sắm hai vai cô giáo ở trường và người vợ, người mẹ ở nhà, tôi thấy thương mẹ nhiều. Tự nhủ, ai cũng vậy thôi, người phụ nữ luôn phải sắm nhiều vai. Tôi luôn khâm phục mẹ vì mẹ có thể làm mọi thứ, với nhiệt tình và tâm huyết chừng ấy.

Và điều đó, giúp tôi nhìn cô thầy mình gần gũi hơn, thấu hiểu hơn và trân trọng hơn. Không hình tượng hóa, lí tưởng hóa, thầy cô của tôi cũng là những người bình thường làm nghề dạy học, nhưng vẫn cao quý lạ thường.

Và những gánh nặng cùng áp lực của nghề giáo, nhờ mẹ, tôi cũng hiểu hơn. Nếu ai đó nói theo nghề giáo cho nhàn, hẳn là người ấy nhầm! Nếu bác sĩ phải chịu trách nhiệm về sức khỏe, tính mạng của con người, thì người làm thầy cũng phải chịu trách nhiệm, một phần đáng kể, tới việc một người lớn lên có vẹn toàn, có thiện lương, có ích hay không.

Những thầy, những cô dạy học với nhiệt huyết có ảnh hưởng vô cùng lớn lao tới học sinh! Thầy cô dạy tôi không chỉ kiến thức, còn dạy tôi về quan hệ giữa người với người, về giá trị của trung thực, của nhẫn nại, kiên định và đam mê. Những người giáo viên, đích thực là những người thắp đèn - thắp lên ánh sáng trong học trò.

Tôi từng nhìn thấy mẹ vui đến chảy nước mắt khi nhận món quà là bức tượng cô giáo và tấm thiệp tự làm với lời chúc ngô nghê, chân thành của một nhóm học trò lớp sáu. Mẹ đọc thiếp, rồi cười hạnh phúc. Mẹ gấp cả giấy bọc cất đi như vật kỉ niệm. Khi ấy, tôi hiểu, được nhớ đến thật vui, thật quan trọng đến nhường nào! Tôi hiểu, sự tri ân có ý nghĩa lớn lao đến nhường nào!

Giá trị của lòng biết ơn không nằm ở trọng lượng hay giá cả của bó hoa, món quà bạn tặng thầy cô - điều mà ngày nay nhiều người vẫn nhầm tưởng - mà nằm ở tấm lòng và sự chân thành.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm