Nghị luận xã hội tác phẩm cảnh ngàu hè của nguyễ trải (chú ý ko chép mạng ) mik hứa vote 5sao

1 câu trả lời

Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi là một tác gia lớn. HIện ông còn để lại hai tập thơ là Quốc âm thi tập và Quân trung từ mệnh tập cùng Bình ngô đại cáo. Nổi bật trong tập thơ viết bằng chữ Nôm- Quốc âm thi tập, chúng ta biết tới bài thơ Cảnh ngày hè.

Cảnh ngày hè là bài thơ trích trong Bảo kính cảnh giới và là bài số 43. Thông qua bức tranh ngày hè, thi nhân gửi gắm trong đó tình yêu thiên nhiên, yêu con người thiết tha. Bài thơ còn là đánh dấu sự cách tân của ngôn ngữ thơ ca Tiếng VIệt với lời thơ giản dị, hàm súc.

Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè đã hiện lên trong bốn câu đầu:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Trong bức tranh thiên nhiên sinh động ta thấy cả màu sắc, âm thanh, trạng thái căng tràn sức sống của cảnh vật. Trong tâm trạng rảnh rang của ngày, thi nhân cảm nhận cuộc sống trong mọi giác quan để nhìn ngắm cuộc đời tươi đẹp quanh mình. Với nghệ thuật liệt kê, ta thấy được đủ thứ thực vật quanh nhà thơ. Đó là hòe, là thạch lựu, là hồng liên trì. Thiên nhiên mang trong mình muôn vàn sức sống và đẹp tươi vô hạn. Từ láy đùn đùn cho ta thấy được sự dịch chuyển của cảnh vật. Hay động từ phun tiễn cũng gợi ra bức tranh sức sống ngập tràn trong cảnh sắc nơi đây. Hệ thống màu sắc với đỏ, với xanh và hồng tạo nên sự muôn màu của cảnh vật trong ngày hè. Hè rực rõ đã mở ra trước mắt thi nhân.

Bức tranh cuộc sống con người với sự ồn ã,với sức sống ngập tràn tiếp tục mở ra ở hai câu tiếp:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Từ tượng thanh "Lao xao" đặt trước hình ảnh chợ cá đã góp phần làm nổi bật không khí nhộn nhịp của làng ngư phủ. CÔng việc lao động quen thuộc gắn bó với cuộc sống của con người. Từ lao xao - tiếng trao qua đổi lại tuy ồn ã mà luôn tươi vui vì con người với sự sống ngập tràn muôn nơi. Đjăc biệt, nhà thơ không chỉ lắng mình hướng về chợ nơi chiều hôm mà còn lắng nghe tiếng ve. Tiếng ve kêu dắng dỏi trong chiều tà, báo hiệu chấm dứt một ngày hè trong ồn ã, tươi vui. Thiên nhiên cảnh vật cùng nhau rộn ràng tạo nên bản hòa tấu chiều hôm.

Nhưng hơn cả là bức tranh tình yêu cuộc sống ngập tràn. Là người góp phần lớn trong chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi phải là người luôn ưu nước ái dân. Nhà thơ luôn tâm niệm lấy dân làm gốc và khao khát của ông là khao khát hướng về cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Ở đây, tác giả đã sử dụng hình ảnh điển cố là cây đàn của vua Thuấn với khúc Nam Phong. Vậy nhưng ông chỉ khiêm tốn xin một tiếng đàn thật nhỏ nhoi để giúp ích cho đời. Thiên nhiên dù đẹp tươi nhưng không khiến lòng ông vơi đi những buồn phiền. Và quả thực, với Nguyên Trãi, dẫu thân nhàn mà tâm cũng mãi không nhàn.

Bài thơ gây ấn tượng vô cùng bởi sự lạ hóa trong nghệ thuật cách tân thơ. Hai câu đầu, cuối của bài là câu lục ngôn cô đọng. Đọc Cảnh ngày hè, đắm mình trong dòng cảm xúc thi nhân, ta càng thêm thấu hiểu nỗi lòng người con với quê hương, đất nước. Tình yêu thiên nhiên gói ghém gửi tình cảm nồng nàn, thiết tha với ước mơ ấm no, hạnh phúc cho nhân dân trong nhà thơ cao đẹp vô cùng.

#minhtranduc

Câu hỏi trong lớp Xem thêm