1 câu trả lời
- Mở bài:
Người xưa rất xem trọng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày. Điều đó được đúc kết trong câu tục ngữ có câu: “Chim không kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Có thể nói lời ăn tiếng nói là biểu hiện sinh động của tâm hồn con người. Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển mạnh, con người ngày càng trở nên cẩu thả khi nói năng, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Văn hóa giao tiếp trong lời ăn tiếng nói của học sinh ngày nay đang suy thoái trầm trọng, khiến cho xã hội hết sức lo ngại.
- Thân bài:
Giải thích:
Lời ăn tiếng nói là gì?
Lời ăn tiếng nói là cách nói năng trong giao tiếp hằng ngày. Nó bao gồm lời nói, thái độ, ngữ điệu và văn hóa giao tiếp của con người.
Biểu hiện:
+ Nói năng, lịch sự, lễ phép, có đầu có đuôi.
+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.
+ Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái
+ Không nói tục, chửi thề…
Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:
+ Nói tục, chửi thề
+ Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.
+ Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn
+ Nói nhưng không tôn trọng người nghe…
Rèn luyện lời ăn tiếng nói nhã nhặn, lịch sự như thế nào?
+ Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Biết xây dựng lời nói để có được một lối giao tiếp văn minh, thanh lịch và hiệu quả.
+ Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.