Nghệ thuật thơ Võ Quảng và thơ Phạm Hổ có những điểm khác biệt nào? Cho ví dụ minh họa.

1 câu trả lời

 SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA THƠ VÕ QUẢNG VÀ THƠ PHẠM HỔ

Võ Quảng và Phạm Hổ là nhà thơ tiêu biểu của văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng .có chung niềm đam mê sáng tác văn học và dành nhiều tình cảm cho thiếu nhi , tuy nhiên giữa họ vẫn có những sự khác biệt đánh dấu dâu ấn tác giả.

*những cảnh vật thiên nhiên

- Võ Quảng có những bức tranh thiên nhiên lộng lẫy

Vd: bức tranh Mùa xuân qua bài: Ai cho em biết “Hoa cải li ti “Đốm vàng óng ánh Hoa cà tim tím ….

*Thế giới loài vật và cây cỏ

Vườn thơ Võ Quảng khá giàu về các loại chim thú và cây cỏ trong thơ ông một xã hội chim ,thú rất đông vui và sinh động, gần gũi với người là gà ,vịt ,trâu ,bò,lợn …tiêu biểu là bài Anh đom đóm Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh đóm chuyên cần Lên đèn đi gác….

Khác Phạm Hổ ,điều quan tâm của Võ Quảng là sự kỳ diệu của đất trời mà nếu “ai dậy sớm”(tên một bài thơ của ông) mới được tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú đó. Ông cũng nói nhiều đến vẻ đẹp của lao động, của sự chuyên cần làm việc.

 Hình tượng tiêu biểu của thơ Võ Quảng là một anh đom đóm đêm đêm “xách đèn đi gác”(Anh đom đóm).

1.Những nội dung phổ biến:

 + tình cảm gia đình, tình yêu đất nước + bao trùm nhất thơ ông là tình bạn

+ những hiểu biết ban đầu về thế giới sự vật, hiện tượng ( có khi những nội dung này được lồng ghép lại)

*Thơ ông đề cập tới nhiều vấn đề về tình cảm gia đình, tình yêu đất nước. Ông vẽ lên bức tranh quê hương thân thuộc đầy màu sắc: ...Vườn quê ta nghìn năm Bao đời nay thân thuộc Một màu xanh êm đềm Trăm hương thơm vị ngọt

*Nội dung bao trùm nhất thơ ông là tình bạn.

 Điều dễ nhận thấy là thơ Phạm Hổ nói nhiều về chủ đề tình bạn. Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập về chủ đề này” . Dấu hiệu nhận biết chủ đề tình bạn trong thơ Phạm Hổ trước hết là ở việc đặt tên cho các tập thơ: Chú bò tìm bạn, Bạn trong vườn, Những người bạn im lặng, Những người bạn ồn ào… ta thấy cảm hứng tình bạn xuyên suốt ở hầu hết mọi bài thơ, tập thơ. Vd: bài thơ chú bò tìm bạn …Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình, ngỡ ai Bò chào: - kìa anh bạn Lại gặp anh ở đây! Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò cười nhoẻn miệng Bóng bò chợt tan biến Bò tưởng bạn đi đâu Cứ ngoái trước nhìn sau Ậm…ò tìm gọi mãi…”.

Trong thơ Phạm Hổ, chú bò có cái lơ ngơ nhưng thật đáng yêu. Đáng yêu ở hành vi biết chào hỏi, thiết tha gọi bạn… Con chó, con mèo cũng chơi với nhau thật thân thiết

vd: chơi ú tim “ Rủ nhau chơi ú tim Giờ đến phiên chó trốn Mèo đảo mắt tìm quanh Chó nấp đâu giỏi gớm …. Phạm Hổ cũng nói về con đom đóm nhưng lại là con đom đóm soi đòi cho bạn mình đi học ban đêm Ngoài việc đặt tên cho từng tập thơ theo chủ đề tình bạn, ông cũng kết hợp tạo ra những hệ thống: bạn trong nhà, bạn trong vườn, những người bạn im lặng, những người bạn ồn ào… Tất cả những việc làm này đã tô đậm cảm hứng tình bạn trong thơ ông.

Cùng với nội dung tình bạn, Phạm Hổ còn muốn cung cấp cho các em những hiểu biết ban đầu về thế giới sự vật, hiện tượng. Để lồng ghép các nội dung, ngoài loài vật, cỏ cây, còn viết khá nhiều về các đồ vật trong nhà như cầu chì, chổi, rế... và tất cả được quan sát, cảm nhận từ góc độ tình bạn.

Vd: “ Chảo, nồi đang bận nấu Rế ngồi bên đợi chờ” Vì ông muốn giúp cho các em những hiểu biết ban đầu về sự vật hiện tượng: tên gọi, đặc điểm về hình thức, ích dụng… Đây là lí do giải thích vì sao Phạm Hổ hay sử dụng hình thức định nghĩa vốn ít thấy ở những cây bút khác ...

Vd: bài thơ về sự giải thích tự nhiên Bướm em hỏi chị “Chị ơi, vì sao Hoa hồng lại khóc Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương ……(Bướm em hỏi chị).

Hay Phạm Hổ viết hẳn một bài thơ khác theo lối định nghĩa. “Nước lên xuống: biển cả Nước nằm im: ao hồ Nước chảy xuôi: sông suối Nước rơi đứng: trời mưa” (Nước)

NGHỆ THUẬT Ông sử dụng nhiều nhất là nghệ thuật miêu tả rất tinh tế : tả con trâu: da đen bóng loáng ức rộng thênh thênh đôi sừng vênh vênh chóp sừng nhọn hoắt nghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc làm cho những vẻ đẹp thiên nhiên gần gũi mà kì diệu

vd: trong bài thơ :Ai cho em biết , cảnh vật mùa xuân được tạo nên từ hoa cải ,hoa cà… thật gần gũi nhưng qua sự miêu tả của tác giả ta có thể thấy hiện ra trước mắt cả một mùa xuân đầy màu sắc và tràn ngập nhựa sống -thơ Võ Quảng cho ta cảm giác như được dạo chơi trong một nơi kì lạ ,ở đó bài nhiều loại chim ,loại cỏ thơm ,có những giọt sương sớm ,những ánh nắng ban mai … thiên nhiên rộn ràng âm thanh màu sắc ,đầy ắp tiếng cười ,tiếng hát

Thơ Võ Quảng rất loại nhạc điệu đa dạng ,trẻ em thích và dễ thuộc thơ ông cũng vì nhạc điệu đó ông hay sáng tác thơ có âm điệu giống như đồng dao:vd: bài thơ ai dậy sớm ,có bài êm dịu ,hài hòa như bài “anh đom đóm” hay bài tiết tấu thay đổi như “gà mái hoa” Sử dụng các biện pháp tu từ làm cho vốn từ thêm sinh động và hấp dẫn hơn ,tạo sự chắc khỏe, vui tươi với từ láy, những thanh trắc. ông hay dùng vần trắc trong thơ bởi vần chắc hợp với tâm hồn vui tươi ,nghịch ngợm ,của trẻ thơ.Bên cạnh đó còn tạo cho bài thơ một sự vui tươi, sinh động , hơn nữa còn có thể rèn phát âm cho trẻ, buộc trẻ phải tập trung Khéo léo tạo những mảng từ tượng thanh bằng cách dùng hoàn toàn tiếng kêu của loài vật như: gà tục tục tác ,vịt thì cạc cạc cạc ,lợn thì ịt ịt ịt

Ông khai thác tối đa các phép nhân hóa, so sánh, xây dựng các hình ảnh liên tưởng độc đáo và vui tươi.

Đọc bài thơ về cái đinh, cái đinh như một cậu bé vui nhộn, tự hào khi làm được một việc tốt : Cho chị treo gương Cho em treo ảnh Xong rồi hóm hỉnh Nhô đầu nhìn quanh” Cái chổi khác nào một cô bé thích làm điệu “Thích buộc nhiều thắt lưng Cả đời không đi dép Chổi múa dạo một vòng Rác trong nhà biến sạch” Phép so sánh trong trường hợp sau đây giúp các em nắm được đặc điểm của từng đồ vật: “Dao chỉ một lưỡi Kéo có đến hai Mỗi người một việc Ai nào kém ai Cả hai đều biết Yêu ông đá mài”

Khác với Võ Quảng ,để tạo thêm sự hấp dẫn cho trẻ con, ông hay dùng những chi tiết hồn nhiên, ngộ nghĩnh trong sáng tác.

vd: Ai đã đọc Ngủ rồi, Chơi ú tim, Ngựa con… hẳn khó có thể quên được những câu nói, những suy nghĩ đáng yêu của con trẻ. Trả lời câu hỏi của mẹ :    Đã ngủ chưa đấy hả? cả đàn gà con nhao nhao : “Ngủ cả rồi đấy ạ !”. Ngủ rồi  mà vẫn “ nhao nhao” thì chỉ có trẻ con mới làm được. Cũng  chỉ trẻ con mới có kiểu lý luận này :   Không mình nấp giỏi thật Lỗi chỉ tại cái đuôi !  (chơi ú tim)

Đôi khi, Phạm Hổ cũng đưa cả nét dí dỏm của người lớn vào thơ. Bài thơ Soi gương là một ví dụ. “ Có ai đang khóc nhè Mà soi gương không bố ? Một đứa khóc đủ rồi Soi chi thành hai đứa” Bài thơ có cái hồn nhiên của đứa trẻ (câu hỏi), lại có cái hóm hỉnh của người bố (câu trả lời). Chất hồn nhiên, chất dí dỏm kết hợp hài hòa khiến cho bài thơ thêm phần đáng yêu. + Ngoài hình thức tổ chức thông thường, thơ Phạm Hổ còn sử dụng các hình thức khác:Hỏi – đáp, định nghĩa và trích dẫn.

Vd: “Cua con hỏi mẹ Dưới ánh trăng đêm Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng im ….(Cua con hỏi mẹ). Thực ra, cấu trúc hỏi - đáp được sử dụng nhiều trong thơ cho thiếu nhi, tuy nhiên đóng góp của ông là ở chỗ đã sử dụng thành công, tạo ra những bài thơ hay như Ngủ rồi, Bướm em hỏi chị, Đất và hoa, Thỏ dùng máy nói…

 Sáng tạo riêng của Phạm Hổ chính là ở hình thức thơ định nghĩa và trích dẫn. Bài Nước  vừa dẫn trên là một bài thơ theo hình thức định nghĩa. Kiểu thơ trích dẫn được xây dựng trên cơ sở mô phỏng lời nói.

 Vd: « Mẹ, mẹ ơi, cô bảo Cháu ơi, chơi với bạn Cãi nhau là không vui Cái mồm nó xinh thế Chỉ nói điều hay thôi ! ».

 Phạm Hổ cũng rất coi trọng vai trò của nhạc điệu để giúp các bé dễ nhớ. Để làm nên điều đó,Phạm Hổ thường hay sử dụng thể thơ hai, ba, bốn hoặc năm chữ. Nhịp thường ngắn, có giá trị miêu tả hiện thực, để các bé có thể vận dụng trí tưởng tượng phong phú của mình,Chẳng hạn, nhịp 2/2 ở bài Sen nở gợi tả những cánh sen đang từ từ hé mở : “Từ từ / Khẽ mở /  Trăm nghìn / Cửa lụa / Xinh tươi /  Sáng hồng…”. thơ Phạm Hổ tạo nghĩa mới cho những âm thanh tự nhiên. Tiếng “ tí te…tí te” của xe chữa cháy được nhà thơ cảm nhận là tiếng sẵn sàng “có ngay… có ngay”(Xe chữa cháy), tiếng “cục tác… cục tác” của cô gà mái là một thông báo vui trứng còn nhiều, đẻ hoài “không hết, không hết ”(Gà đẻ)… Cách tạo nghĩa này đã làm cho hình tượng thơ thêm phần sinh động, ý nghĩa. Cuộc sống trở nên rộn ràng, hối hả và tràn đầy sức sống. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm