Ngay trên bờ vực của cái chết họ vẫn hướng về sự sống khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau hiểu biết của em về truyện ngắn Vợ Nhặt hãy làm sáng tỏ nhận định trên

1 câu trả lời

A. Mở bài

 - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

 - Khái quát nội dung tác phẩm

 - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Tóm tắt tác phẩm

2. Giải thích ý kiến

- "Vợ nhặt"  miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Giá trị hiện thực của tác phẩm, đó là số phận, tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói.

- "Vợ nhặt"  đã thể hiện cảm động vẻ đẹp tình người và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân ngay trên bờ vực của cái chết. Giá trị nhân đạo của tác phẩm, đó là vẻ đẹp tâm hồn là sự yêu thương trân trọng, đùm bọc lẫn nhau, là niềm tin, niềm hy vọng sống mãnh liệt.

3. Tình cảnh thảm thương của người nông dân trong nạn đói 1945

 * Tràng:

-  Dân ngụ cư, gia cảnh nghèo, ngoại hình không hấp dẫn…

- Trong lúc đó anh Tràng lại cưới vợ, một đám cưới rất thảm, vào diễn ra ngay ở khung cảnh nạn đói 1945.

* Người vợ nhặt

- Người vợ nhặt được Kim Lân gọi là Thị, một cái tên chung chung, không rõ tên tuổi quê quán.

- Chỉ vì câu nói đùa của Tràng " Muốn ăn cơm trắng với giò/ Lại đây mà đảy xe bò với anh" mà đã chấp nhận theo không Tràng về làm vợ nhặt.

* Bà cụ Tứ

- Dân ngụ cư, chồng và con gái không còn, nhà chỉ còn mẹ góa con côi…

- Gia cảnh quá nghèo nên không thể thực hiện mong ước lớn nhất là lấy vợ cho con

- Con lấy vợ (nhặt vợ) vào giữa bối cảnh nạn đói hoành hành, nên bà không biết nên mừng hay tủi, nên vui hay buồn, bao trùm lên là nỗi lo lắng, ai oán và xót thương cho số kiếp đứa con mình.

4. Bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu

a. Sức sống 

- Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới dẫn đường đám người đói đi cướp kho thóc của Nhật

- Phá kho thóc của Nhật chia cho người đói,  hé mở con đường giải thoát

b.  Khát khao hạnh phúc

- Tràng:

+ Khát vọng hạnh phúc khi đến tuổi dựng vợ gả chồng

+ Khát vọng hạnh phúc giúp Tràng đủ dũng cảm tặc lưỡi: Chậc, kệ đưa thị về làm vợ trong tâm điểm của nạn đói khủng khiếp

+ Ý thức trách nhiệm và bổn phận của người đàn ông trong gia đình, thấy thương yêu gắn bó với ngôi nhà lạ lùng và thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này

- Người vợ nhặt:

+ Thị cũng khát vọng hạnh phúc khi đến tuổi dựng vợ gả chồng

+ Thị trở thành con người khác hẳn, thành vợ hiền dâu thảo, chung tay vun vén cửa nhà, xây đắp tổ ấm hạnh phúc

- Bà cụ Tứ:
+ Bà gạt hết nỗi lo đến đón chào con dâu mới “U cũng mừng lòng”

c. Bản chất tốt đẹp

- Tràng

+ Đãi thị 4 bát bánh đúc xuất phát từ tình thương

+ Tràng rất trân trọng và yêu thương Thị : mua cho cái thúng con đựng vài thứ đồ lặt vặt, cách giới thiệu với mẹ “nhà tôi mới về làm bạn với tôi…”

- Người vợ nhặt

+ Khi nhận bát cháo cám từ tay mẹ chồng, hai mắt tối lại vì thất vọng nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng tránh làm mất đi niềm hứng khởi của bà mẹ chồng tội nghiệp

- Bà cụ Tứ

+ Mở lòng đón nhận người con dâu tội nghiệp trong tình cảnh khốn cùng “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”

+ Giấu nỗi buồn và nỗi lo lắng xuống tận đáy lòng, quay đi để các con không thấy mình khóc, để nói những lời động viên vun vén cho đôi trẻ

5. Liên hệ với tác phẩm Chí Phéo - Nam Cao

C. Kết bài 

 - Đánh giá chung

 - Nêu cảm nghĩ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm