nêu ý nghĩa nhiệm vụ nguyênnhaan của công tác phòng cháy chữa cháy biện pháp phòng chống cháy nổ

2 câu trả lời

Ý nghĩa của việc phòng cháy chữa cháy chính là giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Mọi người có thể hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến cháy, cách hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát, lan rộng. Đồng thời có các cách phòng tránh chữa cháy hiệu quả.

Khi có sự hiểu biết về các phương pháp phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp mọi người có thể chủ động nắm bắt được tình hình, cách phòng chống cháy nổ và cách xử lý đám cháy.

 

1. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy;

2. Người đứng đầu cơ sở có tính đặc thù về PCCC như:  Đặc khu Kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy nổ; cơ sở là các công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và các công trình khai thác khoáng sản khác; cơ sở sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện; cơ sở là chợ, trung tâm thương mại, siêu thị,  kho tàng; cơ sở là cảng, nhà ga, bến xe; cơ sở lả trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ thì phải thực hiện các biện pháp đặc thù về PCCC phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy nổ của từng loại cơ sở.

3. Tại cơ sở sản xuất kinh doanh phải có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi  có nguy hiểm về cháy, nổ.

4. Kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực kinh doanh sản suất.

5. Không được lưu trữ quá nhiều hàng hoá trong kho, hàng hóa phải được sắp xếp theo từng dãy để tạo khoảng trống chống cháy lan.

 6. Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện, lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, cầu chì cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.

7. Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc; Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn

8. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

9. Thành lập đội PCCC cơ sở và phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn, có phân công thường trực canh gác

10. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.

11. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.

12. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo ngay cho Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc báo cho Chính quyền, Công an nơi gần nhất đồng thời tìm mọi cách dập cháy, tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án chữa cháy đã đề ra.

Mục đích của công tác phòng cháy chữa cháy là giúp ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy nổ xảy ra; Phát hiến ớm những nguyên nhân làm cháy nổ, giúp tránh những trường hợp xấu xảy ra làm thiệt hại người và tài sản của cá nhân, cộng đồng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm