Nêu thái độ và hành động chống pháp xân lược của bản thân lúc này là gì?
2 câu trả lời
Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Pháp phải từng bước nhượng bộ những đòi hỏi của quân đội phát xít Nhật ngày càng xâm nhập sâu vào Đông Dương. Đến đêm 9-3-1945, Nhật làm đảo chính, bắt Toàn quyền Decoux và toàn bộ hệ thống cai trị của Pháp, trực tiếp nắm lấy Đông Dương. Hai tuần sau, ngày 24-3 Tướng De Gaulle - người lãnh đạo phong trào nhân dân Pháp kháng chiến chống Đức - ra tuyên bố, chủ trương nước Pháp sẽ trở lại, lập Liên bang Đông Dương gồm 5 xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai Lao và Cao Miên) là một bộ phận của Liên hiệp Pháp; thành lập chính phủ Đông Dương do Toàn quyền người Pháp đứng đầu; bầu một nghị viện có cả người Pháp ở Đông Dương tham gia, chỉ có quyền thảo luận về kinh tế, thuế khóa… còn các vấn đề đối ngoại do Pháp quyết định. Như vậy, về thực chất, giới cầm quyền Pháp vẫn chủ trương khôi phục chế độ thuộc địa ở Đông Dương sau khi cuộc Thế chiến chấm dứt.
Để thực hiện ý đồ này, ngày 17- 4 De Gaulle quyết định điều động các đơn vị quân đội lập thành Lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông do tướng Leclerc chỉ huy để đưa sang Đông Dương. Leclerc qua Ấn Độ gặp Tư lệnh quân đội Anh ở đó, đề nghị giúp đỡ quân Pháp trở lại Đông Dương. Để thực hiện kế hoạch này, ngay sau khi Nhật đầu hàng, De Gaulle vội cải tổ bộ máy chỉ huy ở Đông Dương, giao Đô đốc hải quân D’Argenlieu làm Cao ủy với chỉ thị: “Sứ mệnh đầu tiên của Cao ủy là khôi phục chủ quyền của nước Pháp trên các lãnh thổ của Liên bang Đông Dương” và giao Tướng Leclerc làm Tư lệnh tối cao đạo quân viễn chinh với nhiệm vụ “thi hành mọi biện pháp quân sự cần thiết nhằm khôi phục chủ quyền đó”2. Trong cùng thời gian, De Gaulle đi Anh và Mỹ để vận động ngoại giao, đề nghị chính phủ hai nước này ủng hộ kế hoạch của Pháp trở về chiếm đóng Đông Dương. Từ Washington, tướng De Gaulle tuyên bố: “Lập trường của nước Pháp ở Đông Dương rất đơn giản. Nước Pháp khẳng định sẽ thu hồi chủ quyền ở Đông Dương”3. Trước câu hỏi của nhà báo về việc nước Pháp có ý định gì khác trong vấn đề Đông Dương, vị tướng trả lời với giọng điệu cao ngạo: “Không, chúng ta sẽ trở lại Đông Dương bởi vì chúng ta là những người mạnh nhất”4.
2. Đế quốc Anh tiếp tay cho Pháp trở lại Đông Dương
Theo hiệp định Potsdam ký giữa ba vị nguyên thủ các nước lãnh đạo lực lượng Đồng minh là Truman (Mỹ), Atlee (Anh) và Stalin (Liên Xô)5, ở Đông Dương, quân Anh sẽ vào phía Nam, quân Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16 (ngang qua Đà Nẵng) với danh nghĩa Đồng minh để tước vũ khí quân Nhật.
Ngày 22-8, ba ngày sau khi nhân dân Hà Nội đã tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, máy bay của Anh từ căn cứ Calcutta (Ấn Độ) đã bí mật chở 2 “Ủy viên Cộng hòa của Pháp” là Cédile nhảy dù xuống Nam Kỳ trót lọt và Messmer xuống Bắc Kỳ bị dân quân Việt Nam bắt giữ. Giữa tháng 9, quân Anh do tướng Gracey chỉ huy đổ bộ vào Sài Gòn. Trà trộn vào đó là những đơn vị lính Pháp. Ở Sài Gòn, Gracey cho thả những người Pháp bị Nhật giam cầm trước đây, số này trở thành nguồn bổ sung cho lực lượng của Pháp tại Việt Nam. Đêm 23-9, thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Sở dĩ Anh hoàn toàn ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương là vì nước Anh có nhiều thuộc địa trên các châu lục, được mệnh danh là đế quốc “mặt trời không bao giờ lặn”. Ngay ở châu Á, Anh có Ấn Độ, Malay (khi đó bao gồm cả Singapore), Miến Điện (nay là Myanmar) và nhiều nước khác nên không muốn những biến động ở Việt Nam sẽ tác động đến các nước thuộc Anh.
Ngày 8-10 tại London, Anh và Pháp ký Tạm ước về việc Chính phủ Anh giao cho Pháp quyền quản lý hành chính và tư pháp ở phía nam vĩ tuyến 16. Thủ tướng Anh Atlee công khai tuyên bố chính sách của Anh về Đông Dương gồm 3 điểm chính: 1) Chính phủ Anh yểm trợ cho Pháp tái chiếm Việt Nam; 2) Anh công nhận chính quyền Pháp tại Sài Gòn; 3) Giao quyền cai trị ở phía Nam cho Pháp quản lý. Nội dung trên có nghĩa khi quân Anh hoàn thành việc giải giáp quân Nhật và rút về nước thì Pháp đương nhiên sẽ là người chủ của mảnh đất này. Như vậy, sự câu kết giữa Anh và Pháp đã khởi động trên thực tế cuộc chiến tranh ở Việt Nam
có tinh thần chiến đấu mọi lúc , mọi nơi , ko khuất phục trước những hành động của chúng từ đe dọe đến tra tấn . Đặt an toàn đất lúc bấy giờ lên hàng đầu,ko hám lợi cho bản thân