Nêu suy nghĩ của em về nhan vật Lão Hạc

2 câu trả lời

Lõa Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là một lão nông nghèo khổ, bất hạnh nhưng giàu tình yêu thương con. Vợ mất sớm, một mình lão phải nuôi con khôn lớn. Nhưng khi con lão lớn rồi, vì không đủ tiền cưới vợ, nó quẫn chí bỏ nhà đi phu ở đồn điền cao su. Vậy là chỉ còn một mình lão  Hạc bơ vơ một mình với cậu Vàng làm bạn. Nhưng đáng buồn thay, cái nghèo khó chẳng tha cho ai bao giờ. Suốt mấy tháng trời, lão Hạc ốm liên miên, chẳng đi làm gì được. Đã vậy, tiền thuốc lại làm tiêu tốn đi của lão một khoản không nhỏ. Chẳng còn cách nào khác, lão đành đau đớn bán đi cậu Vàng để không tiêu tốn thêm cho một miệng ăn. Nhưng từ khi bán đi người bạn tinh thần ấy, lão cứ ăn năn và ân hận mãi. Lão mang tâm sự ấy sang kể với ông giáo. Vừa kể, nước mắt lão vừa ứa ra, lão thấy mình quá tệ bạc khi rắp tâm lừa bán một con chó. Mặc dù, ông giáo hết mực khuyên bảo nhưng vẫn không thể làm lão Hạc nguôi ngoai. Và như để  đền tội cho hành động của mình cũng như bảo toàn số tiền cho thằng con trai, lão quyết định chọn lấy cái chết để nhất quyết không phạm vào một xu nào nữa của con. Với quyết định ấy của mình, lão đã chọn cách ăn bả chó để tự tử, một cái chết đầy đau đớn và dữ dội. Như vậy ta có thể thấy, Lão Hạc là một người nông dân nhân hậu, nghèo khổ nhưng rất mực yêu thương con. Số phận và phẩm chất của lão khiến người ta không khỏi xót xa cho một lão nông nghèo.

Nam Cao là một nhà văn hiện thực tiêu biểu mà một trong những đề tài mà ông hướng tới đó là về những người nông dân khổ cực. Một trong những truyện viết rất thành công về nỗi khổ của người nông dân đó là truyện ngắn “Lão Hạc”. Đọc truyện ngắn, người đọc thấy vừa thương lại vừa mến nhân vật Lão Hạc- một ông lão nhiều khổ đau.

Ấn tượng đầu tiên của bạn đọc về Lão Hạc đó là một ông lão đáng thương tội nghiệp vì hoàn cảnh. Vợ ông đã mất, anh con trai vì gia cảnh mà bỏ đi đồn điền cao su, lão ở nhà với con chó Vàng bầu bạn cùng mảnh vườn mà lão để lại cho con. Thế nhưng vì hoàn cảnh nghèo túng, mất mùa liên miên mấy năm, lão lại mới ốm dậy, sức khỏe kém, không thể đi làm thuê như trước, lão đành phải bán con chó, người bạn duy nhất của mình rồi lại phải gửi mảnh vườn và tiền cho ông Giáo để bản thân không ăn vào mảnh vườn có ý để lại cho con. Lão đang rơi vào hoàn cảnh hết sức đánh thương.

Ấn tượng tiếp theo về lão Hạc đó là lão là một người lương thiện. Lão thương con chó Vàng vô cùng, phải bán nó đi là một niềm bất hạnh đối với lão. Cứ tưởng tượng đến cảnh mà “Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít” và cách mà lão kể chuyện bán chó với ông giáo thì cũng đủ hiểu lão đau đớn thế nào khi phải bán đi con chó, lão thấy mình ác khi lừa một con chó như vậy. Điều ấy khiến cho người đọc yêu quý lão vô cùng.

Và trên tất cả, lão Hạc là một người nông dân tự trọng vô cùng. Lão tuy nghèo nhưng lão cố đi làm những việc mình có thể để kiếm miếng ăn, không ăn không của ai bao giờ, càng không bao giờ nghĩ đến làm chuyện bất lương. Ngay cả ông giáo là người hàng xóm vô cùng thân thiết của Lão mà lão cũng không bao giờ chịu nhận sự giúp đỡ của ông. Đỉnh cao của lòng tự trọng của lão Hạc đó là lão tự tử để giữ lòng trong sạch. Tuy rằng nghèo, đã không thể kiếm ra gì để ăn nhưng lão không giống như Binh Tư nghĩ sẽ trở nên tha hóa mà cho dù trong hoàn cảnh nào, lão cũng quyết giữ lấy thiên lương trong sạch của mình, tuy rằng lão phải trả bằng cái giá rất đắt, trả bằng mạng sống của mình, vì lão biết, nếu còn sống tiếp, lão chỉ có thể làm nghề ăn trộm giống với Binh Tư và lão chọn cái chết để không bao giờ rơi vào hoàn cảnh ấy. Chúng ta thương biết bao cái cảnh: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”. Lão đã chết đau đớn có lẽ là muốn chuộc lỗi cho con chó Vàng chăng? Tình cảnh ấy thật khiến cho người ta vừa thương xót mà lại vừa cảm thấy cuộc đời này thật không đến nỗi quá đáng buồn bởi còn có những người tự trọng và lương thiện như lão Hạc.

Lão Hạc thật là một người nông dân lương thiện nhưng số phận thì khổ đau. Đây chính là số phận chung của những người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Những số phận ấy khiến cho người ta phải thương xót biết chừng nào nhưng lại yêu quý bởi họ không bao giờ đánh mất đi phẩm chất tốt đẹp của mình dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Tìm từ láy Ngoài những danh từ quen thuộc như Tết, Tết Nguyên Đán, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…, trong tiếng Việt còn xuất hiện nhiều từ ngữ khác để chỉ về dịp lễ đầu xuân âm lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất mỗi năm. Mỗi cụm danh từ này đều chuyên chở nhiều tâm tư nguyện vọng của những người trong cuộc. TẾT XƯA: thường sử dụng trong hoàn cảnh người nói (hoặc người viết) hoài niệm những vốn liếng văn hóa vàng son của truyền thống, những nét đẹp cổ truyền xuất sắc của quá khứ. Tết xưa cũng thường dùng khi chúng ta muốn bày tỏ cảm xúc tri ân, tấm lòng trân trọng, niềm mong muốn gìn giữ bảo tồn và phát triển đối với các phong tục lễ hội của các bậc tiền nhân. TẾT NAY: là khái niệm được dùng trong không khí tươi vui, mang đượm màu sắc, hơi thở của nhịp sống đương đại. Có một thực tế là, tùy thuộc vào từng cá nhân, cứ mỗi chu kỳ sau vài năm, Tết nay lại trở thành… Tết xưa trong ký ức theo dòng chảy thời gian. Thế nên, Tết nay thường cũng kèm theo đó là tâm lý tiếc nuối “Tết nay không như Tết xưa”, với tâm trạng mong ước được trở về những tháng ngày yêu thương đong đầy ấm áp cũ. TẾT QUÊ: dùng để chỉ về hình ảnh đón xuân tại nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Tương tự như khái niệm Tết xưa, Tết quê luôn gắn với cảm xúc nhớ thương da diết về những kỷ niệm hồi ức. Tết quê có thể hiểu là Tết ở các vùng làng xóm, thôn bản khi chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc tại các khu vực thành thị. Song đôi lúc, ngay tại các đô thị phát triển sầm uất, mô hình Tết quê vẫn được tái hiện bởi các tổ chức hoạt động văn hóa hoặc các đơn vị doanh nghiệp, nhằm phục vụ nhu cầu vui mừng đón xuân của công chúng thành thị. Ngoài ra, Tết quê còn có thể hiểu là hình ảnh Tết tại quê nhà Việt Nam nếu chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. TẾT PHỐ: là hoàn cảnh đối ngược với Tết quê, dùng khi nói đến cảnh tượng đón xuân tại những nơi thành thị. Thường gắn với các hình ảnh của sự nhộn nhịp, tấp nập, lộng lẫy, diễm lệ, sang trọng, thế nên, khái niệm Tết phố không chỉ dừng lại ở việc biểu thị địa điểm đón Tết mà còn ẩn chứa các tầng nghĩa về thói quen, hành vi, tâm lý đón Tết của một nhóm người gắn bó với bối cảnh thị thành. TẾT XA NHÀ: là từ ngữ nặng trĩu tâm tư của những người con phải chịu cảnh đón chào Tết đến xuân về trong hoàn cảnh không thể trở về quê hương (có thể là cả nông thôn lẫn thành thị) hoặc không thể trở về sum họp cùng gia đình do phải trực ban ở cơ quan, nơi công tác đối với các ngành nghề đặc thù thuộc các lĩnh vực như y tế, an ninh, báo chí, buôn bán… TẾT CHẬM: là một khái niệm liên quan đến một quan niệm/ quan điểm rộng hơn: sống chậm. Theo đó, khuyến khích mỗi người từ tốn cảm nhận cảm xúc của bản thân trong từng phút giây trôi qua. Vẫn đề cao phương châm “thời gian là vàng bạc” nhưng không phải là ra sức chạy đua với thời gian để hòng tìm kiếm công danh tiền bạc, mà là làm bạn thật sự với thời gian, cùng đi tìm hiểu đến tận cùng của niềm thấu hiểu về sự sống. Vậy nên, Tết chậm được hiểu là khoảng thời gian hân thưởng những ưu đãi của thiên nhiên đất trời đương rạo rực vào xuân, thay vì phải tất bật với những trói buộc đang vây bủa lấy lấy sự ngơi nghỉ của cả thể xác lẫn tâm hồn. TẾT TRỰC TUYẾN (TẾT ONLINE): cụm danh từ được sinh ra trong bối cảnh hiện đại của thời kỳ công nghệ. Khái niệm này một mặt vinh danh các ý nghĩa tích cực của sự phát triển hiện đại hóa, song mặt khác cũng có sắc thái ám chỉ mong muốn được trở lại khoảnh khắc quây quần bên nhau và đón mừng năm mới như Tết trực tiếp truyền thống: thắm thiết và giản dị. TẾT BÌNH THƯỜNG MỚI: có lẽ là cụm danh từ đặc biệt nhất trong những từ ngữ định danh khi nhắc đến Tết. Không chỉ phản ánh lịch sử thời đại trước cơn đại dịch toàn cầu hay đơn thuần chỉ là mang ý nghĩa khẩu hiệu hô hào tuyên truyền, khái niệm Tết bình thường mới còn được dùng để thiết lập, tạo dựng một nếp sống mới, khuyến khích người dân mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đồng sức đồng lòng chung tay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tất cả hướng đến mục tiêu Tết an lành, Tết không dịch bệnh.

2 lượt xem
2 đáp án
4 giờ trước