Nêu sự thay đổi trong chủ trương đấu tranh của bài 16 lịch sử 12

2 câu trả lời

a) Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình thế giới:
– Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.

– Một số nước đi vào con đường phát xít hoá: dùng bạo lực để đàn áp phong trào đấu tranh trong nước và ráo riết chạy đua vũ trang phát động chiến tranh thế giới mới. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Ý, Nhật, chúng liên kết với nhau lập ra phe “Trục”, tuyên bố chống Quốc tế Cộng sản và phát động chiến tranh chia lại thế giới. Nguy cơ phát xít và chiến tranh thế giới đe doạ nghiêm trọng nền hoà bình và an ninh quốc tế.

+ Kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.

+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền mà là chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống.

+ Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập Mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

Tình hình trong nước:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột và khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân làm cho bầu không khí chính trị trở nên ngột ngạt, yêu cầu có những cải cách dân chủ.

b) Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

– Tháng 7-1936, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ hai tại Thượng Hải. Xuất phát từ tình hình thực tế Hội nghị đã xác định:

+ Mục tiêu chiến lược: không thay đổi so với Hội nghị lần thứ nhất- “cách mạng tư sản dân quyền – phản đế và điền địa – lập chính quyền công nông bằng hình thức Xô viết”, “để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”.

+ Kẻ thù trước mắt và nguy hại nhất là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.

+ Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện được nhiệm vụ này, BCH TƯ quyết định lập Mặt trận nhân dân phản đế gồm các giai cấp, đảng phái các đoàn thể chính trị và các tôn giáo khác nhau, các dân tộc xứ Đông Dương để cũng đấu tranh đòi những quyền dân chủ đơn sơ.

+ Về đoàn kết quốc tế: Đoàn kết với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, ủng hộ Mặt trận Nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp để cùng chống kẻ thù chung là phát xít và phản động thuộc địa ở Đông Dương.

+ Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. Mục đích mở rộng quan hệ của Đảng với quần chúng.

– Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại do đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới Ban Chấp hành Trung ương cũng đặt ra vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng Đông Dương: cách mạng giải phóng dân tộc không nhất thiết phải gắn kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. “Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước”. Đó là nhận thức mới phù hợp với tinh thần Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.

– Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936 trở đi khẳng định sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn của Đảng. Hội nghị lần thứ ba (3-1937), lần thứ tư (9-1937), tiếp đó là Hội nghị lần thứ năm (3-1938) đã đi sâu về công tác tổ chức của Đảng, quyết định chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp được đông đảo quần chúng trong mặt trận chống phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, cơm áo, hòa bình.

– Tại Hội nghị tháng 7-1939 Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích, nhằm rút kinh nghiệm về những sai lầm, thiếu sót của Đảng viên, hoạt động công khai trong cuộc vận động tranh cử ở Hội đồng quản hạt Nam kỳ (4-1939). Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng, nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương. Tác phẩm không chỉ có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh khắc phục những lệch lạc, sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về công tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng.

Tóm lại, trong những năm 1936-1939, bám sát tình hình thực tiễn, Đảng đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn trên tất cả các mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng với các hình thức đấu tranh phong phú và linh hoạt. Qua cuộc vận động dân chủ rộng lớn, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và nâng cao trong quần chúng, chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối của Đảng được tuyên truyền rộng rãi trong khắp mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức Đảng được củng cố và mở rộng.

a) Hoàn cảnh 
Tình hình thế giới:
– Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

→ làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.

– Một số nước đi theo con đường phát xít hoá: dùng bạo lực để đàn áp phong trào đấu tranh trong nước và ráo riết chạy đua vũ trang . Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Ý, Nhật, chúng liên kết với nhau, tuyên bố chống Quốc tế Cộng sản và phát động chiến tranh chia lại thế giới.

→Nguy cơ phát xít và chiến tranh thế giới đe doạ nghiêm trọng nền hoà bình và an ninh quốc tế.

+ Kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.

+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới là chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống.

+ Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập Mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

-Tình hình trong nước: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột và khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân làm cho bầu không khí chính trị trở nên ngột ngạt, yêu cầu có những cải cách dân chủ.

b) Chủ trương 

– Tháng 7-1936, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ hai tại Thượng Hải. Xuất phát từ tình hình thực tế Hội nghị đã xác định:

+ Mục tiêu chiến lược: không thay đổi so với Hội nghị lần thứ nhất- “cách mạng tư sản dân quyền – phản đế và điền địa – lập chính quyền công nông bằng hình thức Xô viết”, “để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”.

+ Kẻ thù trước mắt và nguy hại nhất là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.

+ Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện được nhiệm vụ này, BCH TƯ quyết định lập Mặt trận nhân dân phản đế gồm các giai cấp, đảng phái các đoàn thể chính trị và các tôn giáo khác nhau, các dân tộc xứ Đông Dương để cũng đấu tranh đòi những quyền dân chủ đơn sơ.

+ Về đoàn kết quốc tế: Đoàn kết với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, ủng hộ Mặt trận Nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp để cùng chống kẻ thù chung là phát xít và phản động thuộc địa ở Đông Dương.

+ Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. Mục đích mở rộng quan hệ của Đảng với quần chúng.

– Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại do đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới Ban Chấp hành Trung ương cũng đặt ra vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng Đông Dương. 

– Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936 trở đi khẳng định sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn của Đảng. Hội nghị lần thứ ba (3-1937), lần thứ tư (9-1937), tiếp đó là Hội nghị lần thứ năm (3-1938) đã đi sâu về công tác tổ chức của Đảng, quyết định chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp được đông đảo quần chúng trong mặt trận chống phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, cơm áo, hòa bình.

– Tại Hội nghị tháng 7-1939 Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm 'Tự chỉ trích', nhằm rút kinh nghiệm về những sai lầm, thiếu sót của Đảng viên, hoạt động công khai trong cuộc vận động tranh cử ở Hội đồng quản hạt Nam kỳ (4-1939). Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng, nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương. Tác phẩm không chỉ có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh khắc phục những lệch lạc, sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về công tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng.

⇒Tóm lại, trong những năm 1936-1939, Đảng đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn trên tất cả các mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng với các hình thức đấu tranh phong phú. Qua cuộc vận động dân chủ rộng lớn, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và nâng cao trong quần chúng, chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối của Đảng được tuyên truyền rộng rãi trong khắp mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức Đảng được củng cố và mở rộng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm