Nêu sự ra đời của quốc tế thứ nhất , thứ hai và thứ ba
2 câu trả lời
quốc tế thứ nhất : giai cấp vô sản bị bóc lột,đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng cần thành lập 1 tổ chức lãnh đạo
quốc tế thứ hai :sợ ra đời của các tổ chức công nhân các nước đòi hỏi 1 tổ chức thay cho quốc tế thứ nhất
quốc tế thứ ba : sự phát triển củ phong trào cách mạng ở châu âu nói riêng,cũng như trên thế giới nói chung cần có 1 tổ chức lãnh đạo cách mạng theo lối đúng đắn
Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh:
- Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê.
- Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
- Ngày 28-9-1864, Quốc tê thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.
Quốc tế thứ hai ra đời trong hoàn cảnh:
- Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở các nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
- Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
Quốc tế cộng sản hay còn được gọi là quốc tế thứ ba ra đời trong hoàn cảnh:
- Cao trào cách mạng 1918-1923 phát triển mạnh mẽ. Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918) Đảng Cộng sản Đức (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920), Đảng Cộng sản I-ta-lia-a (1921),…
- Sự phát triển của cao trào cách mạng đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.
- Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản khai mạc tại Mát-xcơ-va.