Nêu những phẩm chất đạo lí của chủ tịch hồ chí minh có ảnh hưởng lớn đối với học sinh trung học cơ sở
2 câu trả lời
Trong suốt thời gian ở cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Trong đó, giáo dục đạo đức được Người đặt lên hàng đầu. Ngay từ năm 1926, khi đang ở Quảng Châu, Người đã gửi một bức thư cho đại diện Đoàn Thanh niên cộng sản Pháp tại Quốc tế Thanh niên cộng sản nêu rõ ý định muốn gửi 3 hay 4 học sinh qua Nga để các em được tiếp thụ một nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp.
Từ năm 1945 cho đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm nhiều cơ sở giáo dục, dự nhiều hội nghị giáo dục ở Trung ương và ở các địa phương. Đến đâu, Người cũng đề cập và yêu cầu các lực lượng giáo dục, các trường học cần phải chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong buổi nói chuyện với nam nữ thanh niên, học sinh các trường trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương (Hà Nội) ngày 18 - 12 - 1954, Người dạy các em phải yêu đạo đức. Nói chuyện tại lớp học chính trị của giáo viên năm 1959, Người khẳng định rằng, đức phải có trước tài. Ngày 21 – 10 – 1964, đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – cái nôi đào tạo giáo viên nước nhà, Người đã nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”(2). Không chỉ nói chuyện trực tiếp, Người còn gửi thư tới các nhà trường và giáo viên yêu cầu phải quan tâm tới công tác đức dục. Nhân ngày Quốc khánh 2 – 9 – 1948, Người gửi thư cho nam nữ chiến sĩ bình dân học vụ nhấn mạnh việc cần phải dạy các em “đạo đức của công dân”. Sau khi miền Bắc được giải phóng, giữa bộn bề công việc lãnh đạo công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới và đấu tranh thống nhất nước nhà, Người đã viết Thư gửi các em học sinh, trong đó yêu cầu các lực lượng giáo dục phải chú trọng giáo dục đạo đức. Và, trong Di chúc, Người đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”(3).
Với những việc Người đã làm và những lời dạy Người để lại, chúng ta có thể thấy rất rõ rằng, giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng là một trong những tâm nguyện lớn nhất của Người.