2 câu trả lời
(1) Hệ thống thể chế, chính sách cũng như các thiết chế thực thi, giải quyết tranh chấp và hiệu lực của cơ quan thực thi liên quan đến phát triển kinh tế số còn chưa đồng bộ và hiệu quả nên chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển kinh tế số;
(2) Cơ sở dữ liệu của nhiều bộ, ngành, địa phương đang xây dựng còn manh mún và phân tán, không có sự kết nối liên thông;
(3) Các doanh nghiệp kinh tế số ở Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài; (4) Kinh tế số nói chung và TMĐT nói riêng vẫn có một khoảng cách lớn giữa thành thị với các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của nước ta;
(5) Nhận thức của người dân và một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế số còn hạn chế, kỹ năng sử dụng internet an toàn thấp và chưa theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ;
(6) Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang kinh tế số. Việt Nam đang có sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông.
Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa tổ chức, ông Vương Đình Huệ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nêu rõ: Thời gian qua, Việt Nam đã đạt những thành tựu tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, với những khó khăn, thách thức đan xen, nền kinh tế Việt Nam đang phải ứng phó với nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có sự yếu kém của nền kinh tế tồn tại từ nhiều năm.
Dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới nên những yếu kém, tồn tại ngày càng bộc lộ rõ hơn. Kinh tế vĩ mô đã ổn định nhưng chưa thật bền vững; nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội XI đề ra dự kiến không đạt kế hoạch; nguy cơ tụt hậu ngày càng xa của Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực; việc huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển còn hạn chế; quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu; các lĩnh vực an sinh xã hội, văn hóa môi trường còn nhiều bất cập...
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Những kết quả kinh tế - xã hội đã đạt được cho phép chúng ta xác định tiếp tục củng cố ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng, trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế trong hai năm còn lại của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015. Vấn đề đặt ra cần được Hội thảo giải quyết và đưa ra giải pháp là: Những vấn đề nổi lên cần quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, điều chỉnh cho mục tiêu tổng quát trong năm 2014-2015; biện pháp cho chính sách tài khoá, tiền tệ nhằm phục vụ cho mục tiêu huy động tổng đầu tư toàn xã hội trong trong 2 năm tới; các đột phá chiến lược để đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế, khơi thông những nút thắt thể chế để phục hồi tăng trưởng...
Ông Vương Đình Huệ khẳng định: Những ý kiến đóng góp của các học giả, nhà quản lý, các chuyên gia trong nước và quốc tế tại Hội thảo sẽ được Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan chức năng tổng hợp, xây dựng cơ chế cung cấp thông tin, tham mưu với các cơ quan liên quan của Đảng, Quốc hội, Nhà nước trong quá trình điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.