Nêu mục đích từng bước thí nghiệm: B1: Lấy 1 chậu cây rau làng để vào chỗ tối B2: Dùng băng dính màu đen bịt một phần của lá rau lang cả hai mặt lá B3: Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt từ 4-6 tiếng B4: Ngắt cái lá bị bịt đó cho vào cồn đun sôi cách thuỷ 90 độ B5:Rửa sạch lá bằng nước ấm B6: Bỏ lá vào dung dịch thử tinh bột (dung dịch i ốt loãng)
2 câu trả lời
Đáp án:
Trước khi tìm hiểu các thí nghiệm, điều đầu tiên chúng ta cần biết là: nếu dùng dung dịch i-ốt loãng nhỏ vào chỗ có tinh bột thì chỗ đó bao giờ cũng có màu xanh tím đặc trưng. Vì vậy, dung dịch i-ốt thường được dùng làm thuốc thử tinh bột
- Thí nghiệm:
+ Lấy một chậu trồng cây khoai lang, để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó dùng băng keo đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W) từ 4-6 giờ
+ Ngắt chiếc lá có phần băng keo đen bịt, bỏ băng keo ra, cho vào cồn 90o đun sôi cách thủy để tẩy hết diệp lục ở lá, sau đó rửa sạch trong cố nước ấm
+ Bỏ chiếc lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iot loãng)
Thí nghiệm trên nhằm xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng keo đen có tác dụng chặn cho phần lá cây không thể quang hợp (vì phần lá bị bịt băng keo đen sẽ không tiếp nhận được ánh sáng ~> không thể quang hợp được)
Sau khi bỏ lá vào dung dịch thuốc thử tinh bột, phần lá không bị bịt băng keo chuyển màu sang màu xanh tím
Phần lá không bị bịt băng keo là phần lá có thể quang hợp do bề mặt lá tiếp xúc được với ánh sáng. Từ thí nghiệm này, ta có thể kết luận được: lá tạo ra tinh bột khi có ánh sáng
Giải thích các bước giải:
lời giải :
Bước 1 : để tránh tác động của ánh sáng
Bước 2 : Ngăn cản ánh sáng tiếp xúc với phần lá làm thí nghiệm
Bước 3 : Để những phần khác của cây quang hợp
Bước 4,5 : làm sạch lá
Bước 6 : Xác định lá cây có tạo ra tinh bột hay không