Nêu luật đá cầu Bằng chân

2 câu trả lời

Đáp án:

Sân cầu

Theo luật đá cầu, sân thi đấu của môn thể thao này phải nằm trên 1 mặt phẳng cứng. Sân được thiết kế thành hình chữ nhật với chiều rộng khoảng 6.1m, chiều dài khoảng 11.88m. Kích thước tính tới mép ngoài của đường giới hạn kẻ trên sân.

Quy định kích thước sân thi đấu đá cầu

Sân thi đấu đá cầu không được có vật cản xung quanh, phía trên ở độ cao 8m tính từ mặt sân để đảm bảo cho các cầu thủ chơi đá cầu hiệu quả nhất.

Trên sân đấu đá cầu sẽ có những đường giới hạn để phân biệt ranh giới, không gian của từng khu vực. Mỗi đội một phần sân thi đấu, ngăn cách bởi đường phân đôi sân chính giữa, nằm song song với đường biên ngang.

Tiếp đó là đường giới hạn khu vực tấn công, nằm song song với đường chia đôi sân, cách đường đó 1.98m.

Quy định về lưới

Một dụng cụ không thể thiếu trong bộ môn đá cầu đó chính là tấm lưới được mắc song song với đường chia đôi sân, rộng 0.75m và có chiều dài tối thiểu 7.1m.

Đối với luật thi đấu đá cầu nữ, chiều cao của lưới từ 1.5m, đối với đá cầu nam chiều cao từ 1.6m. Đối với các giải thi đấu thiếu niên, nhi đồng, chiều cao lưới khoảng 1.3m đến 1.4m.

Quy định về trang phục thi đấu

Khi thi đấu đá cầu, người chơi sẽ phải mặc những bộ quần áo thể thao, đi giày thể thao hoặc giày chuyên dụng dành riêng cho đá cầu. Những trang phục này tùy thuộc vào quy định của từng giải đấu.

Đối với đội trưởng đội đá cầu, trên cánh tay trái phải đeo băng. Các cầu thủ bắt buộc phải mặc áo in số ở trước và sau lưng.

Nếu người chơi không tuân thủ đúng quy định về trang phục thi đấu mà BTC yêu cầu sẽ không được quyền tham gia vào trận đấu.

Luật thay người

Bộ môn đá cầu cũng giống như trong bóng đá, các đội chơi có quyền thay đổi người khi cần thiết. Theo luật đá cầu mới nhất, mỗi đội được phép thay 3 cầu thủ trong 1 hiệp ở bất cứ thời điểm nào của trận đấu (tùy thuộc vào huấn luyện viên hoặc đội trưởng).

Tuy nhiên các đội phải thông báo trước cho trọng tài về kế hoạch thay đổi người của mình.

Tạm dừng trận đấu

Khi thi đấu sẽ có những lúc buộc phải dừng trận đấu để giải quyết các sự cố. Trọng tài sẽ là người đưa chỉ thị tạm dừng trận đấu, thời gian tối đa là 5 phút. Áp dụng với các trường hợp như: Sân có vật cản, cầu thủ bị chấn thương cần cấp cứu, khán giả gây rối…

Trong trường hợp sau 5 phút tạm dừng trận đấu, cầu thủ bị thương không thể tiếp tục trận đấu sẽ áp dụng tình huống thay người để đảm bảo trận đấu được tiếp tục.

Khi nghỉ giải lao giữa các hiệp, các cầu thủ chỉ có thể giải lao tại phần sân của mình, không được phép rời khỏi sân.

Cách tính điểm – luật thi đấu đá cầuLuật đá cầu mới nhất cho người chơi

Đối với các trận thi đấu đá cấu, có tối đa 21 điểm cho mỗi trận đấu. Khi đối thủ mắc phải lỗi phát cầu, đội còn lại sẽ được tính một điểm đồng thời sẽ được phép thực hiện giao cầu.

Nếu kết thúc trận đấu, 2 đội hòa nhau sẽ phát cầu luân lưu đến khi 1 bên có 2 điểm cách biệt thì đội đó sẽ giành chiến thắng.

Mỗi trận đấu sẽ có 2 hiệp đấu giống như bóng đá. Trong trường hợp mỗi đội thắng 1 hiệp sẽ tiến hành thi đấu hiệp phụ được gọi là hiệp 3 để phân thắng bại.

Ở hiệp phụ, điểm thắng dừng lại ở con số 15.  Khi tỉ số lên đến 8 điểm, hai đội chơi sẽ đổi sang để đảm bảo sự công bằng.

Trên đây là luật đá cầu đôi mới nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hãy nắm vững luật chơi, trước khi tham gia vào bộ môn thể thao hấp dẫn này nhé!

 

Đáp án:

Điều 1: SÂN

1.1. Sân thi đấu là một mặt phẳng cứng hình chữ nhật có kích thước chiều dài 11,88m, chiều rộng 6,10m tính đến mép ngoài của đường giới hạn. Sân thi đấu không bị vật cản trong khoảng chiều cao 8m (tính từ mặt sân).

1.2. Các đường giới hạn:

- Đường phân đôi sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng nhau.

- Đường giới hạn khu vực tấn công cách 1,98m và chạy song song với đường phân đôi sân.

Điều 2: LƯỚI

2.1. Lưới rộng 0,75 mét, dài tối thiểu là 7,10m, các mắt lưới có kích thước là 0,019m x 0,019m. Mép trên và mép dưới của lưới được viền bởi một băng vải gập đôi rộng từ 0,04m đến 0,05m và được luồn sợi dây thường hoặc dây nylông giữ cho căng lưới. Lưới được treo trên cột căng lưới, hai cột căng lưới được dựng thẳng đứng ở 2 đầu đường phân đôi của sân thi đấu. Hai cột căng lưới phải để ngoài sân, cách đường biên dọc 0,50m.

2.2. Chiều cao của lưới:

- Chiều cao của lưới đối trẻ: 1,50m.

- Chiều cao của lưới đối với nữ: 1,60m.

- Chiều cao của lưới đối với thiếu niên: 1,40m.

- Chiều cao của lưới đối với nhi đồng: 1,30m.

- Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa lưới được phép có độ võng không quá 0,02m.

Điều 3: CỘT LƯỚI VÀ ĂNGTEN

3.1. Cột lưới phải cao tối đa: 1,70 mét.

3.2. Vị trí của các cột lưới được dựng đứng hoặc chôn cố định trên đường phân đôi sân kéo dài cách đường biên dọc sân là 0,50 mét.

3.3. Cột Ăng ten: Có chiều dài 1,20m; đường kính 0,01m; cao hơn so với mép trên của lưới là 0,44m. Trên cột Ăngten được vẽ bằng những màu sáng tương phản với tiết diện 10 cm.

Điều 4: QUẢ CẦU

- Cầu đá Việt Nam 202

+ Chiều cao 0,131m, rộng 0,06m.

+ Trọng lượng 14g (+1, -1).

Điều 5: GHẾ TRỌNG TÀI

5.1. Ghế trọng tài chính có chiều cao từ 1,20m - 1,50m, được đặt chính giữa sau cột lưới, trên đường phân đôi sân kéo dài và cách cột lưới 0,50m.

5.2. Ghế trợ lý trọng tài (trọng tài số 2) có chiều cao từ 0,80m - 1,00m đặt phía ngoài cột lưới đối diện với trọng tài chính và cách cột lưới 0,50m.

Điều 6: ĐẤU THỦ

6.1. Trận đấu đơn diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có một đấu thủ.

6.2. Trận đấu đôi diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có hai đấu thủ.

6.3. Trận đấu đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có ba đấu thủ.

6.4. Trận đấu đồng đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có tối đa chín đấu thủ và tối thiểu sáu đấu thủ. Thi đấu theo thứ tự: đơn, đôi, đội, đôi, đơn.

6.5. Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá 2 nội dung trong nội dung đồng đội (kể cả nội dung 3 đấu thủ)

Điều 7: TRANG PHỤC

7.1. Trang phục thi đấu:

7.1.1 Đấu thủ phải mặc quần áo thi đấu thể thao và đi giầy thể thao hoặc giầy chuyên dụng của Đá cầu. Trang phục của đấu thủ được coi là một phần của cơ thể đấu thủ, áo phải bỏ trong quần.

7.1.2 Đội trưởng của mỗi đội phải đeo băng đội trưởng ở cánh tay trái.

7.1.3 Áo của đâú thủ phải có số sau lưng và phía trước. Mỗi đấu thủ phải đeo một số áo cố định trong suốt giải. Mỗi đấu thủ được quyền sử dụng một số trong các số từ 1 - 15. Chiều cao tối thiểu của số ở sau lưng là 0,20m và ở đằng trước là 0,10m.

7.1.4 Trong thi đấu đôi và thi đấu 3 đấu thủ, các đấu thủ cùng 1 đội phải mặc trang phục thi đấu có cùng màu sắc và giống nhau (đồng phục).

7.2. Trang phục chỉ đạo viên và huấn luyện viên: Phải mặc trang phục thể thao và đi giầy thể thao.

7.3. Trang phục Trọng tài: Phải mặc áo trắng, quần sẫm màu đi giầy mô ca (Tây).

Điều 8. THAY NGƯỜI

8.1. Được phép thay đấu thủ ở bất cứ thời điểm nào (được thay 3 đấu thủ trong 1 hiệp), theo yêu cầu của lãnh đội hoặc đội trưởng của mỗi đội với trọng tài chính khi cầu dừng. Mỗi đội được đăng ký 3 đấu thủ dự bị ở nội dung đội, còn các nội dung đơn, đôi không có đấu thủ dự bị.

8.2. Trong khi đấu, khi trọng tài truất quyền thi đấu của đấu thủ:

- Ở nội dung đội thì đội đó được quyền thay đấu thủ khác nếu như đội đó chưa thực hiện thay người trong hiệp đấu đó. Nếu đã thực hiện thay người rồi thì bị xử thua.

- Ở nội dung đôi và đơn thì đội đó bị xử thua.

Điều 9. TRỌNG TÀI

Trận đấu được điều hành bởi những Trọng tài sau:

9.1. Một trọng tài chính.

9.2. Một trợ lý trọng tài (số 2)

9.3. Trọng tài bàn.

9.4. Một trọng tài lật số.

9.5. Hai trọng tài biên.

Điều 10. BẮT THĂM VÀ KHỞI ĐỘNG

Trước khi thi đấu và trước khi bắt đầu vào hiệp thứ ba, hai bên bắt thăm. Bên nào được thăm có quyền chọn sân hoặc cầu. Bên kia được chọn phần còn lại. Bên được thăm sẽ khởi động trước 2 phút, sau đó đến bên kia. Chỉ huấn luyện viên hoặc chỉ đạo viên mới được phép vào sân khởi động cùng với đấu thủ chính thức.

Điều 11. VỊ TRÍ CÁC ĐẤU THỦ

11.1. Khi bắt đầu trận đấu, các đấu thủ của mỗi đội phải đứng ở vị trí tương ứng trên phần sân của mình trong tư thế sẵn sàng.

11.2. Đấu thủ phát cầu phải đặt chân trụ phía ngoài sân thi đấu ở khu giới hạn phát cầu.

11.3. Đấu thủ bên đỡ phát cầu phải đứng trong phạm vi sân thi đấu của mình và được di chuyển tự do trong phần sân của mình.

11.4. Vị trí cầu thủ trong thi đấu đôi và đội:

Phát cầu:

Thi đấu đôi: Khi một đấu thủ phát cầu, đấu thủ còn lại không được đứng trong đường tưởng tượng nối khu vực phát cầu 2 bên và không được có những hành động lời nói làm ảnh hưởng đến sự tập trung của đối phương.

Thi đấu đội: Khi đấu thủ số 1 phát cầu, đấu thủ số 2 - 3 đứng trong sân (2 bên phải, 3 bên trái) và không được đứng trong đường tưởng tượng nối khu vực phát cầu 2 bên.

Đỡ phát cầu đội: Phải đứng đúng vị trí 1 - 2 - 3 theo đăng ký (số 1 phải đứng gần đường biên ngang sân mình nhất và ở trong khoảng cách hình chiếu của số 2 và 3). Số 2 và số 3 phải đứng gần lưới và đường biên dọc bên mình hơn số 1.

Điều 12. BẮT ĐẦU TRẬN ĐẤU VÀ PHÁT CẦU

12.1. Bên phát cầu trước sẽ bắt đầu hiệp đấu đàu tiên. Bên nào thắng sẽ giành quyền phát cầu ở hiệp thứ hai.

12.2. Phải phát cầu ngay khi trọng tài công bố điểm. Đấu thủ cố tình trì hoãn, trọng tài sẽ nhắc nhở và nhắc nhở đến lần thứ hai thì sẽ bị bắt lỗi và một điểm cho đối phương.

12.3. Khi phát cầu, ngay sau khi đấu thủ tiếp xúc với cầu, tất cả các đối thủ còn lại được phép tự do di chuyển trên phần sân của mình.

12.4. Cấm bất cứ vật trợ giúp nào từ bên ngoài làm tăng tốc độ của quả cầu và sự di chuyển của đấu thủ.

12.5 Phát cầu lại:

- Cầu mắc vào lưới khi đang thi đấu, ngoại trừ lần chạm cầu cuối cùng.

- Các bộ phận của quả cầu bị rơi ra trong khi thi đấu.

- Cầu được phát đi trước khi trọng tài ra ký hiệu phát cầu.

- Do khách quan làm ảnh hưởng đến thi đấu.

Điều 13: CÁC LỖI

13.1. Lỗi của bên phát cầu:

13.1.1 Đấu thủ phát cầu trong khi thực hiện động tác nhưng giẫm chân vào đường biên ngang hoặc đường giới hạn khu vực phát cầu.

13.1.2 Đấu thủ phát cầu không qua lướihoặc qua nhưng chạm lưới.

13.1.3 Cầu phát chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang phần sân đối phương.

13.1.4 Quả cầu bay qua lưới nhưng rơi ra ngoài sân.

13.1.5 Đấu thủ phát cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống đất sau khi trọng tài đã ra ký hiệu cho phát cầu (tối đa là 5 giây).

13.1.6 Phát cầu không đúng thứ tự trong thi đấu.

13.2. Lỗi của bên đỡ phát cầu:

13.2.1 Có hành vi gây mất tập trung, làm ồn hoặc la hét nhằm vào đấu thủ

13.2.2 Chân chạm vào các đường giới hạn khi đối phương phát cầu.

13.2.3 Đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể.

13.3. Lỗi với cả hai bên trong trận đấu:

13.3.1 Đấu thủ chạm cầu ở bên sân đối phương.

13.3.2 Để bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang phần sân đối phương dù ở trên hay dưới lưới.

13.3.3 Cầu chạm cánh tay.

13.3.4 Dừng hay giữ dầu dưới cánh tay, giữa hai chân hoặc trên người

13.3.5 Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục của đấu thủ chạm vào lưới, cột lưới, ghế trọng tài hay sang phần sân đối phương.

13.3.6 Cầu chạm vào trần nhà, mái nhà hay bất cứ bộ phận nào khác.

13.3.7 Nội dung đơn chạm cầu quá 2 lần

13.3.8 Nội dung đôi và đội: 1 đấu thủ chạm cầu quá 2 lần liên tiếp, 1 bên quá 4 chạm.

Điều 14: HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM

14.1. Bất cứ bên nào (giao cầu hoặc nhận giao cầu) phạm lỗi, đối phương được tính một điểm và giành quyền giao cầu.

14.2. Điểm thắng của hiệp đấu là 21, trừ trường hợp hoà 20 - 20, sẽ phát cầu luân lưu đến khi một bên cách biệt 2 điểm thì hiệp đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 25).

14.3. Mỗi trận đấu có 2 hiệp đấu, giữa 2 hiệp nghỉ 2 phút.

Nếu mỗi đội thắng 1 hiệp, sẽ quyết định trận đấu bằng hiệp thứ 3 (hiệp quyết thắng), điểm thắng của hiệp này là 15, trừ trường hợp hoà 14 - 14 thì sẽ phát cầu luân lưu đến khi 1 bên cách biệt 2 điểm thì trận đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 17).

14.4. Ở hiệp đấu thứ 3, khi tỷ số lên đến 8 thì 2 bên sẽ đổi sân.

14.5. Trong tất cả các nội dung thi đấu, khi tỉ số là 14 - 14 hoặc 20 - 20, thì bên vừa ghi được điểm sẽ phát cầu và sau đó thì phát cầu luân phiên.

Điều 15. HỘI Ý

- Mỗi bên được quyền xin hội ý không quá 2 lần, mỗi lần không quá 30 giây trong mỗi hiệp đấu khi cầu ngoài cuộc.

- Chỉ có huấn luyện viên hoặc đấu thủ đội trưởng trên sân mới có quyền xin hội ý. Trong thời gian hội ý đấu thủ phải ở trong sân của mình.

Điều 16. TẠM DỪNG TRẬN ĐẤU

16.1. Trọng tài có thể tạm dừng trận đấu tối đa 5 phút trong trường hợp có vật cản, bị gây rối hay đáu thủ bị chấn thương cần cấp cứu.

16.2. Bất cứ đấu thủ nào chấn thương cũng được phép tạm dừng trận đấu (nếu được trọng tài đồng ý) tối đa 5 phút. Sau 5 phút, đấu thủ không thể thi đâú thì tiến hành thay người. Nếu đội của đấu thủ bị chấn thương đã tiến hành thay người trong hiệp đấu đó rồi thì trận đấu sẽ kết thúc với phần thắng nghiêng về đội đối phương.

16.3 Trong trường hợp tạm dừng trận đấu, tất cả các đấu thủ không được phép rời sân để uống nước hay nhận bất kỳ sự trợ giúp nào.

16.4. Trong các trường hợp nghỉ giữa hiệp, đấu thủ không được rời sân thi đấu mà phải đứng ở phần sân của mình, hàng ghế dành cho đội.

Điều 17. KỶ LUẬT

17.1. Mọi đấu thủ và huấn luyện viên phải chấp hành luật này.

17.2. Trong trận đấu chỉ có đội trưởng mỗi đội mới có quyền tiếp cận trọng tài.

Điều 18. PHẠT

18.1. Phạt cảnh cáo (thẻ vàng)

Đấu thủ bị cảnh cáo và phạt thẻ vàng nếu đấu thủ đó phạm một trong 6 lỗi sau:

18.1.1 Có hành vi phi thể thao.

18.1.2 Thể hiện sự bất đồng bằng lời lẽ hoặc hành động.

18.1.3 Cố tình vi phạm luật thi đấu.

18.1.4 Trì hoãn việc bắt đầu trận đấu.

18.1.5 Vào sân hay quay trở lại sân không được phép của trọng tài.

18.1.6 Tự động rời sân mà không được sự cho phép của trọng tài

18.2. Đuổi khỏi sân (thẻ đỏ)

Đấu thủ bị đuổi khỏi sân và phạt thẻ đỏ nếu đấu thủ đó phạm một trong 5 lỗi sau:

18.2.1 Phạm lỗi thi đấu nghiêm trọng.

18.2.2 Có hành vi bạo lực, gồm cả hành động cố ý nhằm làm đối thủ chấn thương.

18.2.3 Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất cứ người nào.

18.2.4 Có hành vi tấn công, lăng mạ, sỉ nhục người khác bằng lời nói hoặc hành động.

18.2.5. Bị cảnh cáo lần thứ hai (nhận thẻ vàng thứ 2) trong cùng một trận đấu.

18.3 Đấu thủ bị phạt cảnh cáo hay bị đuổi, dù ở trong sân hay ngoài sân, dù trực tiếp đến đấu thủ, đồng đội, trọng tài, trợ lý trọng tài hay bất cứ ai khác thì kỷ luật theo mức độ vi phạm (thẻ vàng, thẻ đỏ áp dụng cả với huấn luyện viên).

Điều 19. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Trong khi thi đấu nếu có thắc mắc hay có vấn đề gì phát sinh không đề cập trong bất cứ điều luật nào thì quyết định của Tổng trọng tài là quyết định cuối cùng.

 xin hay nhất cho nhóm ạ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

giúp em vs ạ :< Vô cảm là đã không còn tình cảm, không còn cảm xúc, dửng dưng với cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình. Nhìn thấy một cảnh đau lòng ta sẽ rơi nước mắt; nhưng vô cảm là ta lạnh nhạt bước đi mà chẳng mảy may thương xót. Buổi sáng đi qua đèn đỏ ngã tư, một đứa bé trần truồng xám ngắt bị bỏ lại bên đường, bên cạnh đó có chiếc ống bơ xin tiền, những ai vô cảm sẽ đi qua mà không chút động lòng. Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống. Bước ra khỏi lũy tre làng, ta dần lãng quên câu “ tối lửa tắt đèn”; nhiều người con vẫn vô tư, vô lo, mải mê với những thú vui mặc lòng trước những nhọc nhằn vì manh áo chén cơm của đấng sinh thành. Xót xa biết nhường nào. Bắt đầu cuộc sống phồn hoa đô thị, lòng người ta bắt đầu đóng khép. Ấy chính là lúc con người vụt nhiên mất đi cái nhìn về tổng thể, về sợi dây ân tình kết nối với cuộc đời để nghiêng hẳn về phía cá nhân vị kỉ, hẹp hòi và bỗng trở thành ích kỉ, vô cảm, vô tâm mà không hề hay biết. ( Sưu tầm) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích? Câu 3. Theo anh/chị tại sao tác giả viết:“Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống.” Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề: Để cuộc sống vơi dần sự vô cảm. Viết từ 5 - 8 dòng.

3 lượt xem
1 đáp án
15 giờ trước