Nêu hoàn cảnh lịch sử xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản có điểm gì mới so với phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX

2 câu trả lời

Hoàn cảnh:

1-Thế giới và khu vực

Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai  đoạn độc quyền (giai  đoạn  đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh,đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ  sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc.

Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (năm 1868) đã khiến Nhật Bản trở thành một nước tư bản phát triển.

2-Trong nước

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi:

     +Kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam tồn tại cùng với quan hệ sản xuất phong kiến.

     +Xã hội: bên cạnh các giai cấp cũ, các lực lượng xã hội mới ra dời như công nhân, tư sản, tiểu tư sản với những hệ tư tưởng mới.

Một bộ phận ưu tú trong hàng ngũ trí thức phong kiến sớm tiếp xúc với tư tưởng mới bên ngoài đã nhận ra những hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến. Tân thư, tân báo được đưa vào Việt Nam, truyền bá, cổ vũ tư tưởng dân chủ tư sản.

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản có điểm  mới so với phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX:

-Biết cầu viện nước ngoài đánh Pháp, xây dựng xã hội tiến bộ( phong trào Đông Du).

-Nâng cao dân trí, dân quyền, cải cách xã hội , đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu mà Pháp dùng để ngu dân (Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục).

Hoàn cảnh:

1-Thế giới và khu vực

Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai  đoạn độc quyền (giai  đoạn  đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh,đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ  sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc.

Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (năm 1868) đã khiến Nhật Bản trở thành một nước tư bản phát triển.

2-Trong nước

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi:

     +Kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam tồn tại cùng với quan hệ sản xuất phong kiến.

     +Xã hội: bên cạnh các giai cấp cũ, các lực lượng xã hội mới ra dời như công nhân, tư sản, tiểu tư sản với những hệ tư tưởng mới.

Một bộ phận ưu tú trong hàng ngũ trí thức phong kiến sớm tiếp xúc với tư tưởng mới bên ngoài đã nhận ra những hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến. Tân thư, tân báo được đưa vào Việt Nam, truyền bá, cổ vũ tư tưởng dân chủ tư sản.

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản có điểm  mới so với phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX:

-Biết cầu viện nước ngoài đánh Pháp, xây dựng xã hội tiến bộ( phong trào Đông Du).

-Nâng cao dân trí, dân quyền, cải cách xã hội , đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu mà Pháp dùng để ngu dân (Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục).

Câu hỏi trong lớp Xem thêm