Nêu cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm "chiếc thuyền ngoài xa" của nguyễn minh châu

2 câu trả lời

A.Mở bài

 Theo hành trình văn học Việt Nam chúng ta đã được tiếp xúc với nhiều nhân vật phụ nữ, có số phận bất hạnh vì cuộc sống mưu sinh Chị Dậu- Tắt đèn (NTT), Dì Hảo- tác phẩm cùng tên của Nam Cao, Mị - VCAP (TH), cụ Tứ, Thị - Vợ nhặt (KL). Số phận của họ làm nhói lên nỗi đau trong lòng người đọc, sự cảm thương vô bờ bến. Nhưng đến khi đọc truyện ngắn “ Chiếc thuyến ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu 1983, giữa cuộc sống hiện đại nhưng cảnh ngộ người đàn bà hnagf chài vẫn thức sự trớ trêu, nổi chìm như chính con thuyền mà người phụ nữ ấy đã gắn bó cả cuộc đời.

B. Thân bài

1. Khái quát chung về tác phẩm

 - Ra đời 1983, trước thời kì đổi mới, nhưng NMC là một trong những nhà văn đi tiên phong trong nền văn học, sự đổi mới trong nhiều sáng tác của ông ở thởi kỳ này đặc biệt là trong “ CTNX”.

- NMC đã tạo nên được hình tượng người đàn bà hàng chài đầy ám ảnh.

2. Giới thiệu hình tượng

- Điểm nhìn về nhân vật: tác phẩm, hình tượng người đàn bà hàng chài đều được đặt trong điểm nhìn của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài cứ thế dần hé mở qua những phát hiện chiêm nghiệm của người nghệ sĩ. Cho điểm nhìn thích hợp để khám phá, thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

- Xuất thân trong gia đình khá giả ở phố nhưng mà xấu xí và chị có mang với một anh hàng chài. Từ đó chị gắn chặt đời với cuộc đời sông nước, cuộc đời đó đã kéo chồng chất những nỗi bất hạnh.

a. Ngoại hình

- Ngoại hình xấu xí, bị rỗ mặt vì bệnh đậu mùa, không ai lấy, Trạc ngoài 40 , thân hình thô kệch, khuôn mặt rỗ tái ngắt, mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới

- Một người đàn bà lam lũ vì mưu sinh. Nhưng đằng sau đó còn chứa ẩn rất nhiều điều bí ẩn trong dáng vóc lầm lũi trong ngoại hình có chút tiều tụy ấy.

-  Cuộc sống đói nghèo cùng cực, làm nghề thuyền lưới vó, con đông, có khi cả gia đình phải ăn toàn xương rồng luộc chấm muối.

b. Phẩm chất

- Người đọc thực sự không thể cam lòng khi chứng kiến cảnh người đàn bà hnagf chài bị đánh đập, bị chồng hành hạ dã man “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”nhưng người đàn bà vẫn nhẫn nhục, cam chịu đến mức bạc nhược, nhu nhược. Mỗi lần bị đánh người đàn bà lại chịu đựng những đòn roi bằng thắt lưng da cũng những tiếng rên rỉ đau đớn nguyền rủa của người chồng.

 - Cảnh bạo ngược này không phải không xảy ra trong xã hội đương thời lúc bấy giờ, nhưng chứng kiến cảnh người đàn bà hàng chài bị chồng bạo hành chúng ta phải nao lòng. Nếu như không có nhnwgx trận đòn thì người đàn bà hàng chài đã phải chịu đựng cảnh sống quá khổ rồi.

-  Khi đứa con xuất hiện người đàn bà chỉ thấy xấu hổ, nhục nhã khi để con chứng kiến cảnh này. Khi thấy thằng Phác bước tới gần người đàn bà đã ôm lấy đứa con, thương con vì bị bố đánh. Và hành động làm cho chúng ta cảm động chính là  chắp tay vái con, để xin nó không làm gì trái với đạo lý.

- Hình ảnh người đàn bà hàng chài cam chịu nhẫn nhịn bống biến mất khi chị ở tòa án huyện. Người đàn bà trở nên sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời.

- Ở đây thì chánh án Đẩu khuyên chị bỏ người đàn ông hàng chài vũ phu. Người đàn bà có phản ứng dữ dội và cả chút tuyệt vọng “ Quý tòa bắt ….”. Như một điều nghịch lý, nhưng từ đó sự sắc sảo và lẽ đời được người đàn bà bộc lộ. Bởi vì theo lời chị “ Trên thuyền phải có một người đàn ông, dù hắn man rợ, tàn bạo.”. Vì nếu thiếu người đàn ông thì người đàn bà hàng chài sẽ gánh nỗi vất vả cực nhọc. Điều triết lý hết sức đơn giản mà ta th tuởng như chưa hề có. Nó lại được thốt ra từ miệng của người đàn bà hàng chài. Cái lẽ đời đơn giản nhưng nếu như không trải nghiệm bằng chính cuộc đời của mình thì không bao giờ có được.

- Lẽ đời của con người phải gắn với cuộc đời thực của gia đình chị lênh đênh trên sông nước, từng trải qua những ngày biển độn, đã hàng tháng phải ăn xương rồng luộc. Để cho đàn con của mình có được bữa ăn no với buổi hòa thuận vui vẻ thì trên thuyền cần có một người đàn ông. Vì thế người đàn bà hàng chài chấp nhận hi sinh, chính vì thế người dàn bà trở thành nơi người chồng trút giận, trút bớt áp lức cuộc sống của một người phải gánh một gánh nặng gia đình. Và bế tắc  vì cuộc đời khốn khổ.

- Người nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài vũ phu của người đàn ông hàng chài. Nhưng ở hàng chài chị lại thấu hiểu rõ nguyên nhân để rồi cảm thông cho chồng. Người đàn ông ấy vốn là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành”, “không bao giờ đánh đập” vợ. Chỉ vì “nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính” mà anh ta trở nên độc dữ. Tức là trong con mắt của người đàn bà, người chồng vũ phu kia chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Hơn nữa chị đã từng chịu ơn người chồng này. Từ “sự tha hóa” của người đàn ông hàng chài qua điểm nhìn của một người lính đã từng chiến đấu để bảo vệ mảnh đất này (nghệ sĩ Phùng), Nguyễn Minh Châu muốn nói đến một cuộc chiến mới, không kém phần khó khăn, gian khổ so với hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược đã qua – cuộc chiến bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn của con người. Ở phương diện này, tác giả Chiếc thuyền ngoài xa đã kế thừa xuất sắc tư tưởng nhân văn, nhân đạo sâu sắc của nhà hiện thực chủ nghĩa Nam Cao.

- Người đàn bà này xin chồng lên bờ mới đánh khi những đứa con lớn hơn, đồng nghĩa người đàn bà không chỉ  hiểu lẽ đời mà còn thấu hiểu cả đạo lí trong cuộc sống, một đạo lý đơn giản mang lại hạnh phúc cho con giữ cho tâm hồn của con bình yên, thấu hiểu cả văn hóa sống. Cho nên khi thằng Phác con trai của bà chứng kiến cảnh bạo hành thì người đàn bà đã khóc.

- Người đàn bà : không hề cam chịu một cách vô lý, không hề nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị ta là người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Người phụ nữ này có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ nhưng biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường. Sống cam chịu và kín đáo, hiểu sâu sắc lẽ đời nhưng chị không để lộ điều đó ra bên ngoài. Một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn đẹp đẽ, thấp thoáng bóng dáng của những người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Từ “sự tha hóa” của người đàn ông hàng chài qua điểm nhìn của một người lính đã từng chiến đấu để bảo vệ mảnh đất này (nghệ sĩ Phùng), Nguyễn Minh Châu muốn nói đến một cuộc chiến mới, không kém phần khó khăn, gian khổ so với hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược đã qua – cuộc chiến bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn của con người. Ở phương diện này, tác giả Chiếc thuyền ngoài xa đã kế thừa xuất sắc tư tưởng nhân văn, nhân đạo sâu sắc của nhà hiện thực chủ nghĩa Nam Cao.

- Người đàn bà hàng chài đã trở thành một hình tượng ám ảnh trong tâm trí của Phùng. Nhiều năm trôi qua nhưng hình ảnh người đàn bà vẫn hiện lên trong tấm ảnh mà Phùng mang về “ người đàn bà bước ra…”. Tấm ảnh như là một cài gợi ký ức của người nghệ sĩ Phùng về một cuộc đời  cụ thể và lớn hơn nó là hiện thực xã hội. Sở dĩ, người đàn bà hàng chài để lại ám ảnh trong tâm trí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng là bởi vì người đàn bà ấy đã xuất hiện trong cảnh đối nghịch với chiếc thuyền ngoài xa đẹp như trong mơ. Ở tòa án huyện người đàn bà hàng chài làm vỡ ra trong đầu bị bao công của phố huyện vùng biển một cái gì đó.

- Đối với Phùng thì nó đã làm thức tỉnh một điều gì mà trước nay chưa hề nghĩ tới. Trong tình huống như vậy bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong tam trí của người ấy.

C. Kết bài

 - Kết thúc truyện bằng hình ảnh người đàn bà hàng chài bước ra từ bức ảnh  đó có ý nghĩa sâu đâm. Tác giả như muốn nói người nghệ sĩ phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng, nhìn sâu vào hiện thực, bời vì người nghệ sĩ “ là người thư ký trung thành của thời đại”.

- Đồng thời nhà văn còn khuyên người nghệ sĩ rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật với cuộc đời. Nghĩa là nghệ thuật chân chính phải phục vụ cuộc sống, vì công chúng độc giả của mình. Đó cũng chính là những nét đổi mới trong truyện ngắn của nhà văn NMC.

: Cảm nhận của mk,mong bn tham khảo

: Lời động diên chúc bn hok tốt:3

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

4 lượt xem
1 đáp án
1 giờ trước