Nêu cảm nhận chung của em về đoạn thơ cảnh ngày xuân

2 câu trả lời

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam là danh nhân văn hoá thế giới. Truyện Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn trích hay của truyện Kiều, được trích ở phần một gặp gỡ và đính ước. Sau bức chân dung tài sắc của chị em Thuý Kiều là bức hoạ về cảnh sắc mùa xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân có 18 câu từ câu 39 đến 56 của Truyện Kiều tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của Nguyễn Du.

Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả bức tranh mùa xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ được mở ra. Giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi cách nói mùa xuân thân mật biết bao. Hai chữ đưa thoi rất gợi hình gợi cảm vút qua vút lai chao liệng để diễn tả thời gian trôi nhanh mùa xuân đang trôi nhanh. Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân "Thiều Quang" của mùa xuân chín chục đã ngoài sáu mươi. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của thi sỹ thật thú vị mùa xuân đã bước sang tháng ba ánh sáng của mùa xuân hồng ấm áp. Rồi còn cả sắc xanh mơn mởn ngọt ngào của cỏ non trải dài trải rộng như thảm "đến tận trân trời". Còn sắc trắng tinh khôi thanh khiết của hoa lê. Chỉ bằng vài nét thôi cộng với sự pha trộn màu sắc tài tình cảnh mùa xuân hiện ra thật đẹp nó có sự mới mẻ và sức sống đang trỗi dậy của màu xanh của cỏ non có sự tinh khôi tươi đẹp của những bông hoa lê trắng và bức tranh thật sống động bởi động từ điểm

Tám câu thơ tiếp theo tả cảnh chảy hội mùa xuân:

"Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Lễ tảo mộ đi viếng sửa sang phần mộ người thân hội đạp thanh (dẫm lên cỏ xanh) đi chơi xuân ở chốn đồng quê. Điệp từ "lễ là.......hội là" gợi nên cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra bao đời nay. Cảnh chảy hội đông vui tưng bừng náo nhiệt. Trên các nẻo đồng gần xa những dòng người cuồn cuộn chảy hội. Có biết bao yến anh chảy hội (hình ảnh ẩn dụ chỉ các nam thanh nữ tú). Trong niềm vui nô nức hồ hởi dục dã. Có biết bao tài tử giai nhân dập dìu sánh vai chân nối chân nhịp bước. Dòng người chảy hội tấp lập ngựa xe cuồn cuộn như nước áo quần đẹp đẽ tươi thắm sắc màu nghìn nghịt đông vui trên các nẻo đường như nêm các từ ngữ "nô nức dập dìu" các hình ảnh so sánh "như nước như nêm" đã gợi tả mùa xuân tưng bừng náo nhiệt khắp mọi miền quê. Trẻ trung sinh đẹp sang trọng phong lưu trong đám tài tử giai nhân là ba chị em Kiều đang xốn sang náo nức chuẩn bị du xuân, các từ ghép "yến anh chị em tài tử giai nhân ngựa xe áo quần (danh từ). Gần xa nô nức sắm sửa dập dìu "động từ, tính từ" được thi hào Nguyễn Du sử dụng làm sống lại không khí mùa xuân một nét đẹp của nền văn hoá lâu đời của phương đông và nếp sống của chị em Thuý Kiều.

"Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay"

Đời sống tâm tình phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ được Nguyễn Du nối đến với những cảm thông chia sẻ trước những ngôi mộ người ta rắc vàng thoi bạc giấy bày cỗ thắp nến đốt nhang khấn vái để tưởng nhớ những người thân đã mất tạo ra một không gian giao hoà trong cõi tâm linh mỗi con người.

Sáu câu thơ cuối ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều đi tảo mộ đang bước dần trở về. Mặt trời đã tà tà gác núi. Ngày hội ngày vui đã trôi qua nhanh:

"Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về"

Hội tan ngày tàn sao chẳng buồn. Nhịp thơ chậm dãi nhịp sống như ngừng trôi. Tâm tình "thơ thẩn" cử chỉ "dan tay" nhịp chân "bước dần" một cái nhìn man mác bâng khuâng "lần xem". Đối với mọi cảnh vật tất cả đều nhỏ bé khe suối chỉ là ngọn tiểu khê, phong cảnh dòng nước nao nao uốn quanh nhịp cầu nho nhỏ uốn quanh cối ghềnh. Cả một không gian êm đềm vắng lặng tâm tình chị em Kiều như dịu lại trong bóng tà dương như đang đợi chờ một cái gì sẽ đến sẽ nhìn thấy, nên cặp mắt cứ lần xem gần xa. Các từ láy tượng hình "thanh thanh, nao nao, nho nhỏ" gợi lên sự nhạt nhòa của cảnh vật và sự rung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan nỗi buồn man mác bâng khuâng thấm sâu lan toả trong tâm hồn của giai nhân đa tình đa cảm.

Bằng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian không gian kết hợp tả với gợi tả cảnh thể hiện tâm trạng. Từ ngữ giàu chất tạo hình sáng tạo nghệ thuật đối lập sử dụng từ ghép từ láy. Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp đẽ khoáng đạt tinh khôi thanh khiết mới mẻ và đầy sức sống cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt và tâm trạng xốn sang náo nức của chị em Thuý Kiều khi đi hội tâm trạng buồn lưu luyến bâng khuâng khi trở về. Qua đây ta thấy Nguyễn Du là người yêu thiên nhiên hiểu lòng người có tài khi miêu tả. Đoạn thơ đem đến cho chúng ta cảm nhận được không khí mùa xuân giúp ta thêm yêu thiên nhiên quê hương đất nước.

Nguyễn Du là một nghệ sĩ thiên tài. Không chỉ tả tình sâu sắc mà ngòi bút của ông trong tả cảnh cũng rất tài hoa. Với đoạn trích "Cảnh ngày xuân", ông không những vẽ lên một bức tranh xuân trong sáng, tươi đẹp mà còn gợi lên không khí lễ hội rộn ràng và tưng bừng.

Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian, rất phù hợp với diễn biến tâm trạng của con người trong cuộc du xuân: bốn câu đầu tả khung cảnh ngày xuân, tám câu tiếp tả cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh, sáu câu cuối là cảnh chị em Kiều ra về.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã đem đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên thật sống động, tươi đẹp mà đầy sức xuân.

"Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi"

Nhà thơ đã sử dụng rất thành công bút pháp nghệ thuật giữa gợi và tả. Hai câu đầu vừa nói thời gian, vừa gợi không gian mùa xuân. Ngày xuân thấm thoát trôi mau đã qua tháng giêng, tháng hai, bước sang tháng ba. Câu đầu bài thơ tả cảnh ngày xuân có những cánh chim én bay đi bay lại rộn ràng giữa bầu trời trong xanh như con thoi đưa. Nếu như trong bài thơ "Mùa xuân chín", thi sĩ Hàn Mạc Tử nói; "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" thì Nguyễn Du lại nói khác: "Cỏ non xanh tận chân trời". Ở đây, nhà thơ muốn thể hiện sắc cỏ vừa non xanh vừa mỡ màng, ngọt ngào trải rộng tới chân trời càng khẳng định sự ảnh hưởng sâu sắc của Nguyễn Du với thi sĩ Hàn Mặc Tử. Chỉ hai câu thơ:

"Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài hông hoa"

Bên cạnh vẻ đẹp của hoa, Nguyễn Du còn cảm nhận được sự mềm mại, uốn lượn, nhỏ nhắn của dòng nước. Dòng nước, cây cầu bị nhuốm bởi sắc vàng đỏ của ánh sáng mặt trời buổi chiều tà. Nhưng chính nhờ cảnh người đi trẩy hội, tấp nập trong khói hương nghi ngút, đã tạo nên sự sinh động cho bức tranh. Nhịp thơ nhẹ nhàng, hình sắc thanh âm êm dịu, thanh thoát ngân vang của từng dòng thơ cũng làm cho chúng ta cảm nhận được vẻ trong lành, thanh khiết của mùa xuân.

Có thể nói đây là bức tranh xuân được dệt nên từ những màu sắc tinh tế, quý phái phối màu hài hòa giữa hai gam màu xanh và trắng; giữa màu vàng và màu đỏ tạo sự ấm áp mà không chói chang. Đường nét, hình khối mà nhà thơ chọn tả đều thanh mảnh ở mọi góc nhìn. Cánh én chao liệng, người đi trẩy hội khiến bức tranh trở nên ấm áp; làm cho cảnh vật "nửa như thực, nửa như mơ".

"Gần xa nô nức yến anh

Chị em sấm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm"

Bốn câu thơ tiếp, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảnh du xuân của chị em Kiều. Chị em Kiều hòa mình giữa dòng người tấp nập như chim yến anh để dự lễ tảo mộ ở vùng đồng quê. Chị em Kiều vừa đi, vừa thong thả ngắm cảnh chốn đồng quê thanh bình rồi thả thoi tiền giấy bay trong gió. Sử dụng một loạt các từ ghép, từ láy là tính từ, động từ như: gần xa, nô nức, tài tử, giai nhân, dập dìu, hình ảnh so sánh "ngựa xe như nước" "áo quần như nêm" Nguyễn Du đã miêu tả cuộc du xuân của chị em Kiều trong không khí lễ hội thật rộn ràng, tấp nập. Thông qua cuộc du xuân của chị em Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa một nét truyền thống văn hóa xa xưa. Dù xuân đã muộn nhưng ta vẫn thấy cảnh xuân rộn ràng, nhộn nhịp những nam thanh, nữ tú, tài tử, giai nhân, những đoàn người đông vui như chim én, chim oanh ríu rít, tưng bừng.

Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là một bức tranh xuân trong sáng và tươi đẹp, một bức tranh "thi trung hữu họa". Thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Du thật đẹp được tạo nên từ hồn thơ nhạy cảm và ngòi bút tài hoa của nhà đại thi hào dân tộc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

I.  MULTIPLE CHOICE (8.0 points)

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word whose underlined part is pronounced differently front that of the rest in each of the following questions.

1. A. oceanic    B. remote    C. occasion    D. metro

2. A. festival    B. cultural    C. sculpture    D. virtual

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.

3. A. external    B. determine    C. mysterious    D. customer

4. A. miraculous    B. individual    C. certificate    D. astronomy

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.

5. Now that the stress of examinations are over, we can go somewhere for our holiday.

                     A                     B                     C                     D

6. The English summer course will start in May 29th and finish in August.

                     A                     B                     C                     D

7. There were so a lot of people trying to leave the burning building that the police

             A                B             C

had a great deal of trouble controlling them.

                   D

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the following questions.

8. The earthworm is a worm _______in moist, warm soil in many geographical areas.

    A. where is it found       B. is found

    C. and found it               D. which is found

9. Our flight from Amsterdam to London was delayed    the heavy fog.

    A. as a result     B. on account     C. instead of     D. due to

10. It is_______ to translate each lesson into your language. This is not a good way to study English.

    A. productive     B. unproductive     C. producing     D. unproducing

11. A good clock always keeps_______ time.

    A. certain    B. accurate    C. true    D. serious

12. It seems that the world record for this event is almost impossible to_______.

    A. meet    B. compare    C. beat    D. balance

13. The soldier was punished for_______ to obey his commanding officer's order.

    A. refusing    B. regretting    C. objecting    D. resisting

14. It is believed that she'll be a billionaire by the time she_______ forty.

    A. is    B. was    C. will be    D. would be

15. Some of the passengers spoke to reporters about their_______ in the burning bus.

    A. occasion    B. happening    C. event    D. experience

16. _______the rise in unemployment, people still seem to be spending more.

    A. Nevertheless    B. Meanwhile    C. Despite    D. Although

7 lượt xem
1 đáp án
21 giờ trước