Nêu cảm nghĩ về một bài thơ hay tác phẩm văn học mà bn yêu thick, bn có thể cho mink một bài mà sẽ ko trùng vs ai ko ạ và hay nx

2 câu trả lời

Cuộc sống của mỗi con người như thế nào, ngoài những tác động bên ngoài, điều quan trọng quyết định cuộc sống nằm sâu bên trong mỗi cá nhân. Đó là họ lựa chọn thế nào thì cuộc sống của họ như thế. Ta có thể bắt gặp nhiều những lối sống giàu sang phú quý, nhưng cũng không ít gặp lối sống tiêu điều, thanh cao. Nguyễn Bỉnh Khiêm - một nhà thơ nổi tiếng của dân tộc ta đã chọn một cuộc sống bình yên, thôn dã bỏ qua danh lợi tầm thường. Những bài thơ của ông đều thể hiện rõ điều đó, trong đó có bài thơ "Nhàn" - bài thơ thật nhẹ nhàng mà đặc sắc đến lạ thường.

"Nhàn" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, ra đời trong khoảng thời gian Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê ở ẩn. Mở đầu tác phẩm, nhà thơ mở ra trước mắt chúng ta cuộc sống lao động nơi thôn quê thật bình dị, nhẹ nhàng, khác hẳn chốn quan trường xô bồ, bát nháo đầy ganh đua, tranh đấu:

"Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"

Xuất hiện trước mắt độc giả là những công cụ lao động giản dị ở nơi thôn quê: "mai, cuốc, cần câu". Chỉ trong một câu thơ đầu, tác giả đã kết hợp đến ba biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, số từ "một", qua đó ta đã thấy rõ được tâm thế của nhà thơ. Ông chọn cho mình một lối sống thanh nhàn giống như những người nông dân, với những công việc lao động, thú vui tao nhã bên ruộng vườn, ao cá. Nhịp thơ chậm kết hợp với cụm từ " thơ thẩn" càng thấy rõ được sự thú vị trong tâm hồn tác giả. Tâm trạng của nhà thơ là sự vui vẻ đón nhận cuộc sống mới nơi thôn quê bình dị, mặc kệ người đời ngoài kia vui vẻ tìm chốn vui chơi ồn ào, náo nhiệt.

Tiếp đến hai câu thực, tác giả đã bàn về "dại, khôn":

"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao"

Đọc đến hai câu này, chắc hẳn sẽ có người thắc mắc, nhưng phân tích kỹ, ta lại thấy lối viết độc đáo trong hàm ý của tác giả. "Nơi vắng vẻ" là một nơi bình yên, thanh thản, tránh xa vòng danh lợi. "Chốn lao xao" một nơi đông người, cuộc sống bon chen, đầy đấu đá, tranh giành dễ dẫn đến sự căng thẳng. Tác giả đã tự nhận mình "ta dại" vì đã tìm nơi vắng vẻ và khen người khác "khôn" vì tìm đến chốn lao xao. Nhưng ở đây, ta có thể thấy rõ quan điểm của tác giả, ông chọn lối sống thanh nhàn vậy không phải vì để lẩn tránh hay sợ hãi mà ông muốn lựa chọn một nơi yên bình để giữ cho tâm hồn mình thanh cao. "Dại mà khôn", "khôn mà dại" - một cách nói ngược để nhấn mạnh cách chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là phù hợp với chính mình.

Đến hai câu luận, tác giả đã cho ta biết rõ hơn về cuộc sống ở nơi thôn quê diễn ra thế nào:

"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"

Chỉ vẻn vẹn hai câu thơ, tác giả đã khái quát lại được bốn mùa xuân hạ, thu, đông với đặc trưng của từng mùa. Qua đây, ta có thể thấy cuộc sống của của tác giả vui vẻ ra sao, bình yên thế nào khi mọi thứ đều hòa hợp với thiên nhiên, cảnh vật. Mùa thu, có thể kiếm măng trúc về ăn, mùa đông ăn giá đỗ, mùa xuân ra hồ sen thưởng thức vẻ đẹp của hoa, mùa hạ thì đắm chìm mình trong làn nước mát nơi hồ ao. Đây đều là những thứ có sẵn trong tự nhiên, không phải là cao lương mĩ vị nhưng vô cùng đạm bạc, thanh cao. Cuộc sống của ông chính là sống hòa hợp với thiên nhiên, là lao động và hưởng thành quả từ nó, không phải tranh giành đấu đá nơi quan trường, kiêng dè dặt người trên kẻ dưới, quan trọng hơn ông muốn quay lưng lại với cái danh lợi:

"Rượu, đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao."

Đến hai câu kết của bài, tác giả đã sử dụng điển cố, điển tích để kết luận lại cái triết lý nhân sinh của mình. Dựa vào điển tích này, ông đã xem phú quý, công danh chỉ như là một giấc mơ viển vông, không có ý nghĩa, qua đó cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi, không xem trọng nó. Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn hướng tới một lối sống bình dị, nơi mà tâm hồn ông được tự do, được hòa hợp với thiên nhiên.

Tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, phép đối, số đếm, điệp ngữ, điển tích... Kết hợp với đó là những hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị của thôn quê như "mai, cuốc, cần câu, giá, măng trúc.." cho thấy một lối sống đầy triết lý của tác giả. Bài thơ "Nhàn" cho ta thấy một tâm hồn thanh cao, một trí tuệ uyên thâm được thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn hạ, vui thú điền viên của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

http://thuthuat.taimienphi.vn/binh-giang-bai-tho-nhan-45932n.aspx

Cuộc sống hiện đại ngày nay mang đến cho con người nhiều thành tựu mới, cũng mang đến nhiều lợi ích, nhưng bù lại con người lại phải lao động vất vả hơn, luôn căng thẳng mệt mỏi trong sự bộn bề của từng ngày. Tuy nhiên cũng tùy vào từng cách chọn của từng người, khi họ chọn một cuộc sống giàu sang thì phải chạy đua, làm việc cật lực. Còn nhiều người mong muốn tâm hồn mình được tự do (không mang ý nghĩa lẩn tránh cuộc sống), hòa mình vào thiên nhiên, có thể lựa chọn cách sống như của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hãy sống một cuộc sống mà bạn muốn, làm sao để cho cốt cách của ta thanh cao trong mọi hoàn cảnh của đời sống!

TỰ TÌNH- XUÂN QUỲNH

Thường đầu các bài thơ bao giờ cũng bắt đầu bằng các vần bằng nhưng Xuân Quỳnh bắt đầu bằng vần trắc. "Chả dại gì". Thật con người ta bất cứ lĩnh vực nào cũng "chả dại gì" thật nữa là lĩnh vực tình cảm. Ai lại dại thế bao giờ.

"Chả dại gì em ước nó bằng vàng

Trái tim em anh đã từng biết đấy"

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ có rất nhiều bài thơ về tình yêu. Tình yêu trong thơ của Xuân Quỳnh lúc thì ồn ào, giông tố lúc lại dịu êm. Bà có cách viết độc đáo không hẳn tuân theo quy thật thơ ca nhung lại tạo nên nét rất riêng cho mình. Đọc thơ Xuân Quỳnh, độc giả không thể lẫn với bất kì nhà thơ nào khác. Trong khổ thơ này, bà đã tinh tế khi đảo vị trí hai câu thơ để cho người đọc nếu không đọc kĩ sẽ không thể hiểu hết ý tứ của tác giả: Anh đã từng biết rồi đấy, em chả dại gì ước trái tim em là vàng đâu. Ai chẳng biết vàng là một kim loại quý nhưng vàng cũng không phải là thứ quý giá nhất trên đời.

Trước đây, người ta thường nói "Một túp lều tranh hai trái tim vàng" là để nói đến tình yêu đẹp của một đôi trai gái nghèo nhunhg cũng không phải trái tim đó là làm bằng vàng mà vàng ở đây là chỉ một tình yêu đẹp, biết vượt qua những khó khăn về vật chất để đạt đến bến bờ hạnh phúc. Song ở đây "vàng"là kim loại quý. Em không muốn trái tim mình là thứ kim loại ấy. Đó mới là em chứ.

Trái tim là một bộ phận của cơ thể con người nhưng ngoài nhiệm vụ đập liên tục để đưa máu đi nuôi cơ thể, duy trì sự sống thì trái tim con người còn có một vai trò hết sức quan trọng tạo nên các cung bậc tình cảm: Tình cảm gia đình, bạn bè và đặc biệt là tình yêu đôi lứa. Nhưng trái tim không thể ví với vàng được bởi thứ kim loại ấy là thứ hiện hữu, thứ có thể cầm cố, mua bán còn tình cảm là thứ vô hình, không thể đem ra đổi chác. Người con gái trong bài thơ này thật khôn ngoan khi không ước trái tim mình là vàng bởi người yêu cô là một người coi thường của cải có thể cần anh ấy sẽ bán trái tim cô. Khi ấy cô không còn giá trị trong trái tim anh nữa. Và khi đó thì thật là cám cảnh thay! Đàn ông mà. Họ có thể trân trọng những thứ họ cần nhưng cũng sẵn sàng vứt bỏ một thứ khi người ta không cần.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm