nêu cải cách hành chính của Lê Thánh Tông. cuộc cải cách đó đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho nước ta hiện nay?

2 câu trả lời

Cải Cách Hành Chính Của Vua Lê Thánh Tông Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước. Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 12 thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã. Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính tinh giản, có hiệu lực, là mô hình tiên tiến của chế độ quân chủ, phong kiến đương thời. Có thể nói Lê Thánh Tông...

2 bài học :

1. Thực hiện nguyên tắc "trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau" trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

2. Thực hiện nguyên tắc "chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng"

$#thuytrang18082009$

Vào những năm 60 của thế kỉ XV, thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện.- Trung ương: bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ do Thượng thư đứng đầu. Cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm việc được duy trì với quyền hành cao hơn trước.cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới là các phủ, huyện, châu, xã như cũ. Người đứng đầu xã là xã trưởng, do dân bầu. Năm 1483, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều 16 chương được coi là bộ luật tiêu biểu nhất thời phong kiến, có tính đức trị và nhân văn sâu sắc đánh dấu trình độ phát triển cao về ý thức pháp lí của dân tộc Việt.- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, theo chế độ ngụ binh ư nông.- Chính sách đối nội và đối ngoại: đoàn kết dân tộc, quan hệ láng giềng êm đẹp…


cuộc cải cách đã để lại cho nhân dân ta

Thứ nhất, các cuộc CCHC dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh đều diễn ra trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt. Sau chiến tranh, bộ máy hành chính nhà nước thường do các quan võ nắm giữ, tổ chức lỏng lẻo, không thống nhất, hoạt động phân tán, kém hiệu quả. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, các ông đã kiên quyết thực hiện CCHC, coi đó là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển và thực hiện các cải cách khác.

Thứ hai, các cuộc CCHC dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh là tương đối toàn diện và kết quả là rất đáng kể. Các cuộc cải cách đã mang lại sự hưng thịnh cho đất nước, tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế đất nước phát triển, dân trí được nâng cao, năng lực quốc phòng được tăng cường, chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố, bộ máy hành chính nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn trước.

Thứ ba, các cuộc CCHC này đã xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền mạnh, quyền lực trong nước thuộc về nhà vua. Vua có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội. Vua là biểu tượng của uy quyền tối thượng và toàn năng đối với các thần dân. Nhà nước được tổ chức thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong bộ máy ấy vai trò của nhà nước trung ương rất lớn, có sức chi phối mạnh mẽ tới bộ máy chính quyền ở các địa phương.

Thứ tư, vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh đã chú trọng xây dựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, được tổ chức chặt chẽ thành một guồng máy vận hành thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được phân định cụ thể,  không có hiện tượng dẫm đạp lên chức năng, nhiệm vụ của nhau, không có hiện tượng có tổ chức mà không có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng.

Thứ năm, để bộ máy hành chính nhà nước hoạt động có hiệu quả, các ông rất quan tâm xây dựng đội ngũ quan lại hiền tài, trung thành với triều chính, coi đó là yếu tố quan trọng nhất để CCHC thành công. Để có được đội ngũ quan lại như vậy, các ông đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, như chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; tuyển chọn, tiến cử quan lại; xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật khách quan, công bằng; đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn bè phái, hối lộ, tham nhũng...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm