nêu các chính sách cai trị của phong kiến phương bắc ở nước ta

2 câu trả lời

Chính trị:

- Chia nước ta thành các quận, huyện của Trung Quốc, thay đổi tên gọi.

→ Để nhân dân ta quên đi cội nguồn, quên đi đất nước

- Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện.

- Dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc, dụ dỗ, chia rẽ,v.v...

Kinh tế:

- Đặt ra nhiều thứ thuế: thuế thân, thuế đây, thuế bán vợ đợ con, thuế muối, thuế sắt. Nhà Hán giữ độc quyền sản xuất muối và sắt.

- Cống nạp các sản vật quý.

- Lao dịch nặng nề.

- Các thợ thủ công giỏi bị bắt sang Trung Quốc.

Văn hóa:

 + Du nhập vào nước ta những phong tục, luật lệ của người Hán vào nước ta. Bắt nhân dân ta phải sống theo phong tục của người Hán.

- Mở trường dạy học chữ Hán, bắt dân ta phải học.

* Về tổ chức bộ máy cai trị:

- Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

* Chính sách bóc lột về kinh tế:

- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.  

* Chính sách đồng hóa về văn hóa:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

=> Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.