Nếu ai đó nói với bạn rằng người phụ nữ và cộng đồng người chuyển giới nữ là những người yếu đuối và họ không làm được điều gì gọi là kì tích. Bạn sẽ nói gì với họ. Vì sao?

1 câu trả lời

Tại sao tôi lại tự gọi mình là một nhà nữ quyền? Là một người đàn ông viết về các vấn đề nữ quyền, tôi thường được hỏi câu này – bởi cả nam giới, phụ nữ, và những người ủng hộ hoặc không ủng hộ phong trào nữ quyền. Họ cho rằng, phong trào nữ quyền là về phụ nữ; tại sao tôi lại cố gắng biến nó thành một thứ về bản thân tôi?

Những câu hỏi này dường như cũng có lý – và chúng đã được thảo luận rất nhiều. Tuy nhiên, những câu hỏi này dường như đến từ một thế giới cụ thể của nữ quyền. Tôi thì cho rằng thế giới đó đa phần là về việc trao quyền cho phụ nữ – một phong trào nữ quyền tập trung vào việc phụ nữ giành được quyền lực và sự bình đẳng. Phong trào Lean In (Tạm dịch: Dấn thân) của Sheryl Sandberg là một phiên bản đáng chú ý cho kiểu phong trào này. Cô ấy tập trung vào việc đưa phụ nữ vào các phòng họp ban điều hành và các công việc cấp cao, xóa bỏ ý tưởng rằng việc phụ nữ làm sếp hoặc “thích ra lệnh” là sai. Phong cách bài hát “Indepentdent Women” (Tạm dịch: Phụ nữ độc lập) của Beyoncé, bản thánh ca về sức mạnh các cô gái cũng được dựa trên ý tưởng này, đây có lẽ là lý do tại sao Beyoncé hợp tác với Sandberg trong chiến dịch “ban bossy”.

Một trong những mục tiêu chính của phong trào nữ quyền luôn là sự trao quyền: Phụ nữ nên là sếp, cũng như đàn ông vậy. Phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ da màu, nên là triệu phú để người đàn ông của họ biết rằng chẳng có gì chắc chắn về việc vị trí của họ là không thể thay thế. Nếu đó là mục đích duy nhất, thì đúng vậy, không có nhiều lý do để nam giới tự gọi mình là những nhà nữ quyền, ngoại trừ có lẽ là trong một vai trò hỗ trợ ít quan trọng hơn.

Một nội dung của phong trào nữ quyền, và vẫn luôn là một phần của phong trào này, là đặt ra câu hỏi là một người đàn ông thì như thế nào.

Nhưng tôi không nghĩ rằng nữ quyền chỉ là vấn đề trao quyền cho phụ nữ, hay, ít nhất, cũng có những kiểu nữ quyền khác nữa. Cụ thể là, phong trào nữ quyền thường ở dưới dạng phê bình, đặc biệt là chỉ trích việc coi khinh phụ nữ (misogyny). Điều này thường được hiểu là sự căm ghét phụ nữ, nhưng trong cuốn sách Whipping Girl,Julia Serano đưa ra một định nghĩa rộng hơn. Cô nói rằng sự thù ghét phụ nữ là “khuynh hướng gạt bỏ và chế nhạo việc là một người phụ nữ và những phẩm chất của phụ nữ.” Ở một mức độ nhất định, điều này bao gồm việc chế nhạo và hạ thấp giá trị phụ nữ, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc hạ thấp giá trị của bất kỳ biểu hiện nào của sự nữ tính, không phân biệt giới tính của người được nói đến. Ví dụ, sự coi khinh phụ nữ có nghĩa là mọi người cho rằng những ông chủ hoặc những người có sự nghiệp thành công quan trọng hơn những người ở nhà và chăm sóc con trẻ, vì chăm sóc trẻ em bị xem là một hành vi nữ tính. Phong trào nữ quyền theo kiểu trao quyền cho phụ nữ có xu hướng lập luận rằng phụ nữ cũng có thể làm bất cứ điều gì mà nam giới làm. Nhưng cũng có các phiên bản khác của phong trào cho rằng những gì đàn ông làm chưa chắc lúc nào cũng tốt; nếu có thể, thay vì dấn thân để trở thành một người đàn ông, chúng ta nên cố gắng xem liệu chúng ta có thể tạo ra một môi trường nơi không người nào phải gồng mình để trở thành đàn ông.

Vì vậy, một nội dung của phong trào nữ quyền, và vẫn luôn là một phần của phong trào này, là đặt ra câu hỏi là một người đàn ông thì như thế nào, một việc rõ ràng ảnh hưởng khá trực tiếp đến đàn ông. Phụ nữ là nạn nhân chính của sự thù ghét (phụ nữ), bởi vì bản thân phụ nữ vốn đã gắn liền với sự nữ tính. Nhưng những người khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ, những người đồng tính nam bị coi là nữ tính, yếu đuối, ngốc nghếch đến nực cười, và vô dụng: “Một thằng bóng thì ẻo lả từ trong ra ngoài”, trích lời tác giả Raymond Chandler vào một trong những lần ông ta thể hiện sự coi khinh phụ nữ và ghê sợ người đồng tính của mình. Tương tự, sự nữ tính thường bị xem là giả tạo hay không thật – một cách dùng từ đặc biệt gây tổn thương với những người chuyển giới nữ và nam, những người mà bản sắc giới tính thường bị coi là không nam tính, giả dối, giả tạo, hoặc làm màu.

Những người đàn ông thẳng cũng không thoát khỏi kiểu chỉ trích này. Những người đàn ông dị tính thường được lợi nhiều từ sự thù ghét phụ nữ; họ được xem là những người ít nữ tính nhất, và kết quả là họ được coi là người có giá trị nhất và đáng được tôn trọng nhất. Nhưng vị trí đó luôn luôn bấp bênh, luôn bị đe doạ bởi những biểu hiện nữ tính dù nhỏ đến đâu. Một ví dụ tiêu biểu là, trong bộ phim Sixteen Candles (Tạm dịch: 16 ngọn nến), thứ vị trong ngôi trường trung học được củng cố bằng một sự coi khinh phụ nữ tràn lan mà nạn nhân chính là đàn ông. Những người mọt sách thường xuyên bị gọi là “faggots” (đồ bê đê) và bị những kẻ bắt nạt to lớn vạm vỡ lôi ra làm trò cười. Trong khi đó, nhân vật Long Duk Dong – một sự rập khuôn tồi tệ về người Trung Quốc – lại được ghép cặp một cách “hài hước” với một nhân vật nữ to cao và mạnh mẽ hơn để nhấn mạnh sự thiếu nam tính nực cười của anh ta. Những người đàn ông không phải là người da trắng, những người không chơi thể thao, những người thích chơi điện tử, hoặc những người, như tôi, đảm nhận nhiều công việc chăm sóc con trẻ – nếu họ được coi là nữ tính theo một cách nào đó, thì họ sẽ trở thành mục tiêu của sự nhạo báng và, đôi khi, là bạo lực.

Sự coi khinh nữ tính là một cái lồng giam hãm tất cả mọi người – chừng nào phụ nữ còn không được tự do, nam giới cũng vậy.

Có vẻ như các định kiến này bảo vệ một số người nhất định khỏi sự khinh thường phụ nữ – ví dụ như những người đàn ông da trắng dị tính cao to chẳng hạn. Nhưng điều đó cũng không thực sự đúng. Không ai hoàn hảo, nam tính một cách lý tưởng; điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể được coi là quá nữ tính. Như tôi đã nói tuần trước, Elliot Rodger dường như rất ý thức về mối đe dọa này; anh ta cảm thấy vị thế là một người đàn ông lung lay khi những người phụ nữ anh cảm thấy xứng đáng với mình lại không quan hệ với mình. Việc anh ta dùng đến bạo lực là một phản ứng cực kỳ khủng khiếp – nhưng cũng không phải là quá kỳ lạ. Nỗi sợ hãi bị nữ tính hóa có thể dẫn đến bạo lực trong nhiều tình huống. Ví dụ trong cuốn sách Women and War (Tạm dịch: Phụ nữ và Chiến tranh), Jean Bethke Elshtain nói về mối đe dọa bị xem là yếu đuối hay không nam tính được sử dụng để làm đòn bẩy trong thời chiến; sự coi thường phụ nữ được lan rộng và nỗi sợ bị cô lập đã buộc đàn ông phải chiến đấu – và chết – “như một người đàn ông.”

Đây cũng là lý do tại sao việc coi khinh phụ nữ lại ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến những nạn nhân cưỡng hiếp là nam giới. Maite Vermeulen đã có cuộc trò chuyện đầy đau đớn về cách bạo lực tình dục đối với nam giới trong thời chiến bị coi là cực kì xấu hổ – việc này được đóng khung là một sự sụp đổ nam tính. Việc khinh thường phụ nữ làm cho nạn nhân xấu hổ về hành động bạo lực xảy ra với họ; yếu đuối trở thành một loại tội thay vì sự tấn công. Đó là văn hóa hiếp dâm và nó bảo vệ tất cả những kẻ phạm tội bạo hành tình dục, từ Steubenville đến Penn State , cho dù hành vi bạo lực đó nhắm tới phụ nữ hay nam giới, bé gái hay bé trai.

Do đó, sự coi khinh phụ nữ là một cách để thao túng, nhục mạ, và kiểm soát mọi người, không chỉ đối với phụ nữ mà cả nam giới. Và đó là lý do tại sao đàn ông nên là những người ủng hộ hoạt động nữ quyền. Đúng là đôi khi những người đàn ông ủng hộ nữ quyền, bao gồm cả tôi, hình dung bản thân là những người đồng minh dũng cảm, vị tha cứu giúp phụ nữ bằng cách đứng lên bảo vệ họ. Nhưng giấc mơ về việc nam giới cứu giúp phụ nữ chỉ là một phiên bản khác của sự khinh thường phụ nữ – và, đặc biệt trong trường hợp này, kéo lùi mọi thứ. Sự thù ghét phụ nữ là một cái lồng giam hãm tất cả mọi người. Khi tôi tự gọi mình là một người đàn ông ủng hộ phong trào nữ quyền, tôi không làm vì tôi nghĩ rằng tôi sẽ cứu vớt phụ nữ. Tôi làm vì tôi nghĩ điều quan trọng là đàn ông phải thừa nhận rằng, chừng nào phụ nữ còn chưa được tự do thì nam giới cũng sẽ như vậy.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

0 lượt xem
1 đáp án
1 giờ trước