Một số cảm nghĩ về triết học của tân sinh viên ngành triết

1 câu trả lời

       Trước hết, thay mặt các bạn tân sinh viên K3, em rất cảm ơn Khoa Lý luận chính trị và Nhà trường đã tổ chức cuộc hội thảo này để tân sinh viên K3 có dịp được học hỏi từ các thầy cô giáo và các anh chị sinh viên khóa trước, được giao lưu, được làm quen với nghiên cứu khoa học khi mới bước vào trường Đại học.

       Rời xa tuổi học trò bước những bước chân đầu tiên tới giảng đường đại học chắc hẳn các bạn tân sinh viên  ít nhiều cũng mang cảm xúc mới mẻ, bên cạnh đó còn có những nỗi lo lắng không biết vào đại học thì sẽ học như thế nào, gồm những môn nào, khó hay không.

     Sau hơn một tháng chính thức bước chân vào cổng trường đại học, vừa qua lớp em có một buổi thảo luận nhóm về môn học Triết học Mác- Lênin ( Nguyên lý Mác 1) với nội dung Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất dưới sự hướng dẫn của cô giáo Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan.  Với tư cách là một tân sinh viên khóa K3 em có một số cảm nhận về buổi thảo luận nhóm như sau.

      Thảo luận nhóm là một khái niệm mà những năm tháng học trò chúng ta đã từng nghe rất nhiều nhưng ở giảng đường đại học nó vẫn là một khái niệm mới đối với tân sinh viên.

       Thực ra khi chưa tham gia vào buổi thảo luận trong tâm trí em có những băn khoăn lo lắng và đầy hồi hộp lo lắng là vì môn Triết học Mác Lênin là một môn học khó và vô cùng trừu tượng nếu như bản thân chúng ta không có cách học đúng thì chắc chắn sẽ không thể tiếp thu được môn học này. Buổi thảo luận nếu không chuẩn bị rõ ràng cẩn thận và đầu tư kỹ thì khó có thể nắm bắt được bài học. Đối với buổi thảo luận nhóm vừa qua của lớp em, đây cũng là buổi thảo luận đầu tiên em nhận thấy rằng:

       Thứ nhất, phương pháp thảo luận nhóm đã xây dựng tình thần đoàn kết, tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Tính độc lập tự chủ trong học tập, mọi thành viên được tự do phát biểu ý kiến của mình về chủ đề thảo luận. Thảo luận nhóm tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi biết lắng nghe người khác tranh luận làm cho các sinh viên trưởng thành và nhận ra được nhược điểm của bản thân để khắc phục. Có nhiều vấn đề mà bản thân không hiểu hay không biết thông qua thảo luận nhóm, mình có thể tiếp thu và bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, từ đó hoàn thiện bản thân.

      Thứ hai, thảo luận nhóm còn rèn luyện ký năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp với người khác. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần thiết cho mỗi sinh viên để phục vụ trong quá trình học và công việc sau này.

      Thứ ba, về nội dung thảo luận, vấn đề đặt ra phù hợp với khả năng của sinh viên. Những vấn đề đó nằm trong chương trình học không cần đi đâu xa để tìm kiếm nó nằm trong giáo trình.

       Các câu hỏi được các bạn trong lớp đưa ra có nhiều câu hỏi hay làm cho không khí trở nên sôi nổi hơn. Các câu trả lời được các thành viên trong lớp góp ý cùng với sự giúp đỡ của cô giáo. Như vậy cô sẽ giúp cho sinh viên nhớ lâu hơn.

       Tuy nhiên, bên cạnh đó em thấy vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thảo luận nhóm như. Thứ nhất, hiệu quả hoạt động nhóm chưa cao, nội dung của các nhóm làm thì chủ yếu nằm trong sách giáo khoa, chưa có sự chủ động tìm tài liệu từ các nguồn bên ngoài nên nội dung vấn đề được ra chưa thực sự phong phú và đa dạng.                        Chúng em là những tân sinh viên là những người mới bắt đầu học theo phương pháp này nên còn có nhiều bỡ ngỡ chưa thực sự hiểu và thực hiện đúng nên không đem lại kết quả tốt .

       Về phong cách trình bày của các nhóm vẫn còn nhiều hạn chế hầu như các nhóm còn phụ thuộc tài liệu quá nhiều trong một thời gian nhất đinh nhưng bài thuyết trình lại chuẩn bị  dài dòng. Các nhóm còn hạn chế trong việc sử dụng slide để trình chiếu.

       Ý thức tham gia đóng góp của sinh viên còn chưa cao còn mang tính chất trông chờ còn phụ thuộc vào các bạn trong nhóm. Một số bạn còn chưa có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, vì vậy bài thuyết trình của nhóm chưa đạt kết quả cao.

       Em thấy rằng học thảo luận nhóm là rất bổ ích đem lại nhiều hứng thú cho người học khác với cách học truyền thống trước đây, giảng viên nói sinh viên chép. Còn cách học này đem lại sự chủ động cho sinh viên bởi vì hứng thú nên sẽ nhớ được lâu hơn. Đặc biệt đới với môn học Triết học Mác Lênin là một môn học vừa khó vừa trừu tượng thì với cách học như thế này thì sinh viên đưa ra ý kiến xây dựng tranh luận lẫn nhau cùng với sự hướng dẫn của giảng viên thì sẽ dễ hình dung hơn, hiểu rõ hơn về nội dung môn học. Cách chấm điểm cũng rõ ràng từng phần như điểm trình bày, điểm trả lời câu hỏi, điểm phong cách cũng giúp đánh giá chính xác hơn, toàn diện hơn kết quả thảo luận. Nhóm nào có bạn làm mất trật tự hay đi chậm đều bị trừ điểm phong cách nên trong giờ thảo luận vẫn giữ được trật tự, sôi nổi nhưng nghiêm túc. Bạn nào có đóng góp nhiều cho nhóm được cộng thêm điểm nên khuyến khích được các bạn phát biểu và hơn nữa cũng lo bị thua nhóm khác.

    Qua đây em mong muốn có nhiều buổi thảo luận nhóm để chúng em có thể khắc phục và hoàn thiện hơn kiến thức môn học cũng như phong cách trình bày, tạo không khí học tập sôi nổi vui vẻ thì kết quả học tập sẽ tốt hơn. Em cũng mong muốn các môn học khác cũng có những buổi thảo luận nhóm như thế này để giúp chúng em có kết quả học tập tốt hơn, rèn luyện ký năng toàn diện hơn./.