Một lần em đã nói dối và nghĩ rằng lời nói dối của mình là vô hại.Nhưng chính điều đó lại gây ra hậu quả đáng buồn.Chuyện diễn ra như thế nào ,em hãy kể lại.
2 câu trả lời
cô mình ra đề như sau :Hãy tưởng tượng mình gặp anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó?dàn ý đây ạ: - MB : Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ đã làm 1 chuyến đi để được gặp anh thanh niên,...)- TB: (tùy vào tình huống giả định mà em đặt ra để sắp xếp ý)+ Mô tả người thanh niên (gầy, mặc áo khoác ấm, môi nở nụ cười thân thiện...)+ Có thể gắp anh ở nhà anh hoặc ở trạm thì em có thể tả sơ qua về nơi đó+ Tạo mạch nối tiếp cho câu chuyện bằng cách anh thanh niên mời em 1 tách trà ấm giữa cái rét của Sa Pa (nếu em đi vào dịp hè thì miễn nhé) và em bắt đầu hỏi thăm về công việc của anh (dựa vào văn bản kể lại theo cách của em). Trong quá trình kể em có thể thêm thắt một số câu nói hội thoại giữa em và anh thanh niên nhưng không nên quá nhiều sẽ làm bài văn rời rạc, lạc đề+ Em có thể hỏi "Chắc cuộc sống ở đây khó khăn lắm?" và kể lại câu trả lời của anh thanh niên. Có thể hỏi thêm là anh có buồn ko khi phải hi sinh hạnh phúc cá nhân+ Cứ dựa vào nội dung văn bản đã học để nói về cuộc sống và công việc của anh thanh niên, thỉnh thoảng cần xen vào miểu tả nét mặt vui tươi, cười rạng rỡ khi anh nói đến công việc của mình (điều này cũng cho thấy dù điều kiện làm việc khó khăn nhưng anh rất yêu cv này nên rất lạc quan) hay đôi khi trầm tư, suy nghĩ gì đó, nhìn xa xăm...+ Em cũng có thể hỏi là tại sao khi ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ anh thì anh lại giới thiệu những người khác (vì anh cho đây là cv của mình, vì yêu cv, vì tưởi trẻ là cống hiến nên anh thấy nó chẳng có gì là lớn lao, cao cả và rằng còn có những người yêu cuộc sống, yêu cv hơn anh)+ để kết thúc em có thể gợi ý là ko muốn làm phiền anh nhiều hay trời chiều em phải xuống núi cho kịp- KB: khâm phục anh thanh niên cả trong cuộc sống và cv với điều kiện khó khăn. rút ra bài học cho bản thân (yêu lấy cv mà mình đã chọn, khi còn trẻ, còn sức thì hãy cống hiến hết mình cho xã hội...)các bạn hoàn thành bài giúp mình được k? Mai mình thi rồi
Mỗi chúng ta ai sinh ra cũng ít nhất từng mắc lỗi một lần. Đó có thể là những lỗi lầm ngày còn thơ bé, cũng có thể là những lỗi lầm khi chúng ta đã trưởng thành. Nhưng sau cùng, nó vẫn ghi lại trong lòng ta cảm giác nuối tiếc về ân hận. Em đã vì một lời nói dối cô giáo khi còn nhỏ mà ân hận đến tận bây giờ.
Lời nói dối của em gắn liền với một câu chuyện buồn ngày em học lớp 4. Khi đó, em được cả lớp bầu làm thủ quỹ, giữ tiền và ghi chép các khoản chi tiêu của lớp. Cô giáo và các bạn luôn tin tưởng tính cẩn thận của em. Vậy mà em đã mắc một sai lầm lớn. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu em kiềm chế được ham muốn của bản thân, lén lấy tiền quỹ lớp đi mua cuốn truyện tranh mới xuất bản. Khi cầm số tiền đó đi, em vẫn tự nhủ mình chỉ mượn tạm thôi, khi có tiền em sẽ lập tức bù lại.
Quyển truyện tranh mới tinh còn thơm mùi giấy khiến lòng em ngập tràn hạnh phúc, sự áy náy vì lấy tiền quỹ lớp cũng bị áp xuống. Em cất quyển truyện thật kỹ, không để cho bất kỳ ai nhìn thấy. Nhưng, ngay sáng hôm sau, bạn lớp trưởng bất ngờ thông báo lấy 500 nghìn tiền quỹ để mua quà thăm cô giáo dạy Toán sinh em bé. Em nghe như sét đánh ngang tai, quỹ lớp chỉ còn 100 nghìn, làm sao em kiếm đủ tiền ngay bây giờ? Em giả vờ bình tĩnh đồng ý mà trong lòng lo lắng bất an, nghĩ cách để giải quyết chuyện này. Cuối cùng, em nghĩ ra một cách...
Ngay sáng hôm sau, em đã tỏ ra hoảng hốt gặp riêng cô giáo chủ nhiệm, mếu máo nói với cô em làm mất tiền quỹ lớp. Ban đầu, cô ngạc nhiên vô cùng nhưng cô nhanh chóng hiểu ra lời em nói, nhẹ nhàng an ủi em:
- Không sao đâu. Em thử tìm kĩ lại xem, có khi chỉ quên ở đâu đó thôi.
Lòng em lo lắng, hoảng sợ, nếu cô không tin thì mọi chuyện sớm muộn cũng bại lộ. Nghĩ vậy, em càng thấy sợ hơn, òa lên khóc nức nở xin cô giúp đỡ, em sợ các bạn trong lớp sẽ không tin và chỉ trích, mỉa mai em. Cô bối rối trấn an em rồi hứa sẽ giúp em giải quyết việc này, bảo em bình tĩnh và quay về học.
Em tạm biệt cô và trở về lớp. Từng bước chân cứ nặng chĩu như đeo chì, lúc ấy em mới ý thức được việc mình làm đã gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Nếu việc này bị phát hiện em làm sao dám đối mặt với cô và các bạn, làm sao đối diện với bố mẹ? Bố mẹ luôn dạy em sống đúng đắn, thật thà, vậy mà em lại làm như thế. Nỗi bất an ấy theo em cả buổi học, mãi tới khi bạn lớp trưởng cầm một phong bì đựng 600 nghìn, bắt đầu bàn kế hoạch mua quà và đi thăm.
Em vừa ngạc nhiên vừa tò mò, phải chăng cô chủ nhiệm đã tự bỏ tiền ra để bù vào số tiền em đã nói dối là bị mất? Nếu thế thì may quá, mọi người sẽ không bap giờ phát hiện ra việc em làm. Em sẽ tranh thủ tiết kiệm tiền và bù lại vào lớp số tiền mình đã lấy. Mọi chuyện dường như đã được giải quyết. Nhưng không, ngay sau đó em đươc nghe kể hoàn cảnh gia đình cô. Cô vốn là người dân tộc Mông, học giỏi nên về quê em dạy học, cuộc sống vốn không dễ dàng gì. Lương của cô đều gửi về cho em gái và bố mẹ trên Mai Châu.
Chỉ vì lời nói dối của em mà cô đã phải bỏ ra gần một nửa tháng lương, nguồn sống của gia đình côể giải quyết rắc rối do sự ích kỉ tham lam nhất thời của em. Em thấy ân hận và xấu hổ vô cùng vì lời nói dối của mình. Sau đó, em đã đập con lợn đất của em và xin cả chị gái để đủ số tiền kia và đem cho cô, ngụy biện mình để quên trong hòm sách cũ. Cô vẫn nhẹ nhàng xoa đầu em nói không sao, dặn em cẩn thận hơn để khỏi lo sợ.
Nỗi áy náy cứ tăng lên theo từng ngày nhìn thấy cô. Thời gian đó, em đã hèn nhát không dám nhận lỗi của mình nên không nói lời xin lỗi với cô. Bây giờ nghĩ lại em thấy rất ân hận, em luôn tự phê bình bản thân sau lần đó và muốn gửi đến cô giáo của em lời xin lỗi chân thành nhất.