MÔN: CÔNG NGHỆ 8 A. PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1: Thế nào là hình chiếu? Tên gọi và vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Câu 2: Khối đa diện được bao bởi các hình nào? Các hình chiếu thể hiện kích thước nào? Câu 3: Khối tròn xoay ( Hình trụ, hình nón, hình cầu) được tạo thành khi nào? Các hình chiếu có đặc điểm gì? Câu 4: Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì? Câu 5: Thế nào là bản vẽ chi tiết? Nêu nội dung và trình tự đọc của bản vẽ chi tiết? Câu 6: Thế nào là bản vẽ lắp? Nếu nội dung và trình tự đọc bản vẽ lắp? Câu 7: Nêu quy ước vẽ ren nhìn thấy và ren bị che khuất? Ren dùng để làm gì? Khi ghép ren trong và ren ngoài cần thỏa mãn điều kiện gì? Câu 8: Nêu các vật liệu kim loại phổ biến trong ngành cơ khí và tính chất của mỗi vật liệu? Câu 9: Nêu công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến? Câu 10: Chi tiết máy là gì? Phân biệt được một số chi tiết máy? Chi tiết máy được chia thành những loại nào? Câu 11: Thế nào là mối ghép cố định? Gồm những loại mối ghép nào? Đặc điểm của từng loại mối ghép? Nêu công dụng của mối ghép tháo được? Câu 12: Thế nào là mối ghép động? Gồm những loại mối ghép nào? Đặc điểm của từng loại mối ghép? Câu 13: Tại sao phải truyền và biến đổi chuyển động? Nêu tỉ số truyền đối với truyền động đai và truyền động ăn khớp?

2 câu trả lời

Câu 1: Thế nào là hình chiếu? Tên gọi và vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?

- Thế nào là hình chiếu?

-> Vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

Tên gọi và vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?

->+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ.

    + Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng.

    + Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

Câu 2: Khối đa diện được bao bởi các hình nào? Các hình chiếu thể hiện kích thước nào?

Khối đa diện được bao bởi các hình nào?

-> Khối đa diện được tạo bởi các hình đa giác phẳng

Các hình chiếu thể hiện kích thước nào?

-> Các hình chiếu thể hiện kích thước là chiều dài, chiều rộng 

Câu 3: Khối tròn xoay ( Hình trụ, hình nón, hình cầu) được tạo thành khi nào? Các hình chiếu có đặc điểm gì?

Khối tròn xoay ( Hình trụ, hình nón, hình cầu) được tạo thành khi nào?

-> Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cô định ( trục quay ) của hình.

Các hình chiếu có đặc điểm gì?

-> Hình cầu được tạo thành khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định.Các hình chiếu của hình cầu đều là hình tròn.

Câu 4: Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?

Thế nào là hình cắt?

-> Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.

Hình cắt dùng để làm gì?

->  Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.

Câu 5: Thế nào là bản vẽ chi tiết? Nêu nội dung và trình tự đọc của bản vẽ chi tiết?

Thế nào là bản vẽ chi tiết?

-> Bản vẽ chi tiết là bản vẽ vừa thể hiện được hình dạng, vừa thể hiện được kích thước và các yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ. Thường thì bản vẽ chi tiết gồm: Các hình biểu diễn, khung bản vẽ và khung tên, các con số kích thước và các yêu cầu kỹ thuật. Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.

Nêu nội dung và trình tự đọc của bản vẽ chi tiết?

-> Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như sau:

- Khung tên

- Hình biểu diễn

- Kích thước

- Yêu cầu kĩ thuật

- Tổng hợp

Câu 6: Thế nào là bản vẽ lắp? Nếu nội dung và trình tự đọc bản vẽ lắp?

Thế nào là bản vẽ lắp?

-> Bản vẽ lắp dùng để diễn tả hình dạng kết cấu của 1 sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết trong sản phẩm

Nếu nội dung và trình tự đọc bản vẽ lắp?

-> Nội dung và trình tự đọc bản vẽ lắp :

- Khung tên
- Bảng kê
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Phân tích chi tiết
- Tổng hợp

Câu 7: Nêu quy ước vẽ ren nhìn thấy và ren bị che khuất? Ren dùng để làm gì? Khi ghép ren trong và ren ngoài cần thỏa mãn điều kiện gì?

Nêu quy ước vẽ ren nhìn thấy và ren bị che khuất?

-> Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.

Ren dùng để làm gì?

-> Ren dùng để ghép nối hay truyền lực,ren dùng đẻ lắp ghép các chi tiết máy lại với nhau.

Khi ghép ren trong và ren ngoài cần thỏa mãn điều kiện gì?

-> Ren dùng để ghép nối hay truyền lực,ren dùng đẻ lắp ghép các chi tiết máy lại với nhau.

Câu 8: Nêu các vật liệu kim loại phổ biến trong ngành cơ khí và tính chất của mỗi vật liệu?

-> Vật liệu kim loại:

- Kim loại đen:

+ Thép cacbon loại thường chủ yếu dùng trong xây dựng và kết cấu cầu đường

+ Thép cacbon chất lượng tốt dùng làm dụng cụ gia đình và chi tiết máy

- Kim loại màu: Dùng nhiều trong công nghiệp: sản xuất đồ dùng gia đình, chế tạo chi tiết máy, làm vật liệu dẫn điện

* Vật liệu phi kim loại: Phổ biến là chất dẻo và cao su

- Chất dẻo: làn, rổ, cốc, can, dép, ổ đỡ, ...

- Cao su: săm, lốp, ống dẫn, đai truyền, vòng đệm

Câu 9: Nêu công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến?
->
Cơ khí tạo ra các máy và phương tiện thay cho lao động thủ công bằng lao động bằng máy móc và tạo ra năng suất cao. Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt cảu con người trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn. Nhờ có cơ khí tầm nhìn con người được mở rộng

Câu 10: Chi tiết máy là gì? Phân biệt được một số chi tiết máy? Chi tiết máy được chia thành những loại nào?

Chi tiết máy là gì?

-> Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

Phân biệt được một số chi tiết máy?

-> Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được hơn nữa.

Chi tiết máy được chia thành những loại nào?

-> Gồm 2 loại :

– Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng

– Chi tiết máy có công dụng riêng:khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu

Câu 11: Thế nào là mối ghép cố định? Gồm những loại mối ghép nào? Đặc điểm của từng loại mối ghép? Nêu công dụng của mối ghép tháo được?

Thế nào là mối ghép cố định?

-> Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

Gồm những loại mối ghép nào?

-> Có hai loại: Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

Đặc điểm của từng loại mối ghép?

Mối ghép không tháo được: không tháo được nếu tháo  không còn nguyên vẹn.

Mối ghép tháo được : khi tháo rời các chi tiết còn dạng nguyên vẹn dùng được.

Câu 12: Thế nào là mối ghép động? Gồm những loại mối ghép nào? Đặc điểm của từng loại

Thế nào là mối ghép động?

-> Mối ghép động là mối ghép trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau. 

Gồm những loại mối ghép nào?

-> Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu

Đặc điểm của từng loại mối ghép?

-> Mối ghép động là mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối vs nhau. Để giảm ma sát và mài mòn, mối ghép động cần được bôi trơn thường xuyên.

Câu 13: Tại sao phải truyền và biến đổi chuyển động? Nêu tỉ số truyền đối với truyền động đai và truyền động ăn khớp?

Tại sao phải truyền và biến đổi chuyển động?

-> Cần phải truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Do đó, cơ cấu truyền chuyển động có nhiệm vụ truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

- Cần phải biến đổi chuyển động vì các bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động rất khác nhau. Vậy, từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động.

Nêu tỉ số truyền đối với truyền động đai và truyền động ăn khớp?

Truyền động đai:

Công thức tỉ số truyền:

i = n2/n1 = D1/D2

Trong đó: i: tỉ số truyền

n1,n2 : tốc độ quay bánh dẫn (n1) và bánh bị dẫn (n2).

Đơn vị: vòng / phút

D1,D2 : đường kính bánh dẫn và bánh bị dẫn.

Đơn vị: mm

Truyền động ăn khớp:

Công thức tỉ số truyền: 

i = n2/n1 = Z1/Z2.

Trong đó:

i: tỉ số truyền

n1, n2 : tốc độ quay bánh dẫn ( n1 ) và tốc độ quay bánh bị dẫn ( n2 ).

Đơn vị: vòng / phút

Z1, Z2 : số răng bánh dẫn và bánh bị dẫn.

Đơn vị: răng

*CHÚC BẠN HỌC TỐT*

                                                              _chaoxin15124_

Câu 1:

Gồm 3 hình chiếu :

+Hình chiếu đứng 

+Hình chiếu bằng 

+Hình chiếu cạnh 

câu 2:

-Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng.Mỗi hình chiếu của khối đa diện trên mặt phẳng chiếu thể hiện được hai trong ba kích thước của khối đa diện :Chiều Dài, rộng ,cao 

câu 4:

-Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt (khi giả sử cắt vật thể) 

-Hình cắt được dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. phần vật thể bị mặt phẳng cắt qua được kẻ bằng nét gạch gạch 

#tranthy2k9#

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
20 giờ trước