Mối quan hệ hữu nghị giữa Mĩ với Việt Nam.Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh, 1 bài luận "chi tiết" đừng quá ngắn cũng đừng quá dài!
2 câu trả lời
Sau hơn 20 năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 năm 1995 và nâng cấp Văn phòng Liên lạc Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thành Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội. Đại sứ quán Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được đặt tại thủ đô Washington D.C., cùng với các tổng lãnh sự quán tại San Francisco (tiểu bang California), Houston (tiểu bang Texas) và New York (tiểu bang New York). Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hiện đặt tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến mở thêm một tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng.[1]
Quan hệ ngoại giao giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở nên sâu sắc và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Tháng 11, 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.
Khoảng giữa tháng 3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng (DPA) để yêu cầu tăng tốc sản xuất các thiết bị y tế chống dịch. Các doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng thay đổi để đáp ứng với sắc lệnh mới.
Vốn là một công ty may mặc nhỏ, Dony đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kể từ lúc dịch bệnh bắt đầu. Trong bối cảnh đó, Công ty vũ khí Security Pro USA đã tìm đến Dony. "Tôi thích làm việc với Dony vì họ duy trì liên lạc và giao hàng đúng hạn" - ông Al Evan, giám đốc kiêm nhà sáng lập của Security Pro USA, nói.
Trong khi nhiều doanh nghiệp cho rằng làm ăn với Mỹ rất khó, Phạm Quang Anh - giám đốc Dony - nhận thấy điều ngược lại. "Đối với đối tác Mỹ, thật ra chỉ cần sản phẩm chất lượng, chứng nhận đầy đủ và mức giá phù hợp thì mọi thứ khác đều rất dễ. Tuy thị trường Mỹ cạnh tranh về giá có gắt hơn những thị trường khác nhưng chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện, họ sẽ không hỏi thêm gì" - ông giải thích.
Cũng theo ông Anh, việc hợp tác với phía Mỹ có nhiều điểm thuận lợi so với các thị trường khác ở chỗ thị trường có sức mua hàng lớn và hoạt động thông thương giữa 2 nước cũng đơn giản, "từ vận chuyển, giao nhận hàng hóa cho đến thanh toán". Dony cũng là một trong những doanh nghiệp tham gia quyên góp vật tư y tế cho Mỹ do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 5-6. Công ty này đã quyên góp 100.000 khẩu trang kháng khuẩn chống giọt bắn, tổng trị giá hơn 10,5 tỉ đồng.
Nghĩ đến việc Mỹ đã nhiều lần tài trợ cho Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ, ông Anh xem phần quyên góp này chỉ là "một chút quà quê" để tri ân nước Mỹ.
Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh, việc Chính phủ Mỹ duy trì mở cửa cho vận tải đã góp phần không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu của Dony được thuận lợi. Ông Anh cho biết nhờ chứng minh được đã hoàn thành tốt những đơn hàng lớn đi Mỹ, Dony đã tìm kiếm được thêm nhiều đối tác ở những nước khác. Ông Razzi Yahyapour, đồng sở hữu công ty cung cấp đồng phục thể thao Toop Sports (Mỹ), cho hay: "Dony cung cấp khẩu trang cho hoạt động phân phối tại Mỹ của Toop Sports. Đây là một cơ hội lớn để chúng tôi đa dạng hóa kinh doanh và mở rộng ra ngoài các mặt hàng thể thao".
Là một đối tác lâu năm, Toop Sport cũng là một trong những đối tác duy nhất của Dony vẫn tiếp tục đặt hàng cho đến nay, sau khi nhu cầu khẩu trang đã tạm nguội xuống trong khi nhu cầu dành cho những mặt hàng may mặc truyền thống vẫn chưa hồi phục. Cũng theo ông Anh, ngoài các đơn hàng nội địa, Dony tới nay chỉ còn các đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ và 1 đơn hàng đi Campuchia, đều là số lượng lớn.