Mọi người giúp em với ạ Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích vì sao? 1. Nhà nước pháp quyền là kiểu nhà nước cuối cùng và tiến bộ nhất trong lịch sử loài người 2. Kiểu nhà nước sau luôn tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước 3. Nhà nước XHCN chỉ là một nửa nhà nước vì ở nhà nước này không còn giai cấp thống trị
2 câu trả lời
1
Khi nói đến “nhà nước” là nói đến một tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan chuyên chính của một giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế. Khi nói đến “pháp quyền” là nói đến hệ thống luật pháp tiêu biểu cho quyền lực của một nhà nước, cho bản chất của một chế độ. Mình cho rằng, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, mà là một hình thức phân công và tổ chức quyền lực nhà nước. Đến nay, trong lịch sử loài người đã trải qua bốn kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có ba kiểu bóc lột chủ yếu: bóc lột theo kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ, bóc lột theo kiểu nhà nước phong kiến, bóc lột theo kiểu nhà nước tư sản.
Theo mình việc hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xhcn .Tức là đi hoàn thiên kiểu nhà nước xhcn, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền là nhà nước hoạt động bằng pháp luật và theo pháp luật; nhà nước pháp quyền là nhà nước được thực thi bởi một bộ máy hành pháp mà hệ thống chính quyền phải thực sự có năng lực điều hành, quản lý bộ máy đó; nhà nước pháp quyền bảo đảm tính độc lập về chuyên môn của các cơ quan tư pháp, một bộ phận cấu thành tổ chức nhà nước
2
Trong lịch sử xã hội loài người đã có bốn hình thái kinh tế xã hội, ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội là bốn kiểu nhà nước. Đó là nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tứ sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung sự thay thế các kiểu nhà nước phát triển theo hướng đi lên, kiểu nhà nước sau ra đời tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước. Xét trong hai kiểu nhà nước phong kiến và tư sản, ta thấy nhà nước tư sản có sự phát triển vượt trội so với nhà nước phong kiến, thể hiện ở sự hoàn thiện về mặt bản chất, chức năng, tổ chức bộ máy nhà nước và hình thức nhà nước.
3
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức quyền lực đặc biệt của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân.
Với tư cách là một trong những tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa là một tổ chức quyền lực đặc biệt, thể hiện và thực hiện lợi ích, ý chí của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân. Chính vì vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội của nhân dân, được thể hiện tập trung qua hai chức năng chủ yếu của nó, đó là chức năng thống trị giai cấp và chức năng tổ chức xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa
Theo mình việc hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xhcn .Tức là đi hoàn thiên kiểu nhà nước xhcn, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền là nhà nước hoạt động bằng pháp luật và theo pháp luật; nhà nước pháp quyền là nhà nước được thực thi bởi một bộ máy hành pháp mà hệ thống chính quyền phải thực sự có năng lực điều hành, quản lý bộ máy đó; nhà nước pháp quyền bảo đảm tính độc lập về chuyên môn của các cơ quan tư pháp, một bộ phận cấu thành tổ chức nhà nước2Trong lịch sử xã hội loài người đã có bốn hình thái kinh tế xã hội, ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội là bốn kiểu nhà nước. Đó là nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tứ sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung sự thay thế các kiểu nhà nước phát triển theo hướng đi lên, kiểu nhà nước sau ra đời tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước. Xét trong hai kiểu nhà nước phong kiến và tư sản, ta thấy nhà nước tư sản có sự phát triển vượt trội so với nhà nước phong kiến, thể hiện ở sự hoàn thiện về mặt bản chất, chức năng, tổ chức bộ máy nhà nước và hình thức nhà nước. 3Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức quyền lực đặc biệt của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân.Với tư cách là một trong những tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa là một tổ chức quyền lực đặc biệt, thể hiện và thực hiện lợi ích, ý chí của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân. Chính vì vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội của nhân dân, được thể hiện tập trung qua hai chức năng chủ yếu của nó, đó là chức năng thống trị giai cấp và chức năng tổ chức xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa