Mọi người giúp em giải chi tiết với ạ Thời gian nào Liên Xô khẳng định vị thế và tính xác Việt của CNXH ở Liên Xô(1950-1970)? Phân tích những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và đó có phải sự sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô. Tại sao?

2 câu trả lời

– Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.

– Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn

  • Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
  • Liên Xô cũng thu được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 (thế kỉ XX) tăng trung bình 16%/năm.
  • Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Liên Xô chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới: vật lí, hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ…

– Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới; đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động; tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước; ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 và lớp 12 tại Việt Nam, nguyên nhân của sự sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới là do bản thân các nước này cũng như tác động từ bên ngoài:

  • Các nước công nghiệp tư bản (Tây Âu, bắc Mỹ...) dưới sự đấu tranh của tầng lớp người lao động và áp lực cạnh tranh từ hệ thống chủ nghĩa xã hội, xã hội tư bản đã có những cải cách nhất định: hình thành các hệ thống phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội để xoa dịu sự đối kháng giai cấp, nâng cao phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Trong khi các nước CNXH lại bám vào một đường lối, tư tưởng đã vạch trước trong suốt một thời gian dài nên trở nên thiếu nhạy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu.
  • Các nước XHCN, mặc dù cũng đã luôn tìm cách hiện đại hóa đất nước, nhưng về sau đã không theo kịp các nước tư bản. Với phương pháp "bao cấp" trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế, lương thực, nhà ở...) để chứng minh sự ưu việt hơn nhà nước tư bản, dẫn tới áp lực chi tiêu ngân sách rất lớn, từ đó dẫn tới trì trệ về kinh tế.
  • Ở tất cả các nước XHCN Đông Âu, nền kinh tế không phát triển theo thị trường, mà được chỉ đạo từ trung ương, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng chi tiêu ngân sách vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, viện trợ cho các nước nghèo ở châu Á - châu Phi, ganh đua với Tây Âu.
  • Những lực lượng thù địch với các nước XHCN đã tiến hành những hoạt động "diễn biến hòa bình" nhằm phá vỡ niềm tin vào hệ thống chính trị, gây mâu thuẫn trong nội bộ các quốc gia XHCN[20] Các biện pháp bao gồm: bôi nhọ Chủ nghĩa Mác-Lênin, gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền bằng các biện pháp chụp mũ, tạo tin đồn giả.[21]

Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ vì lãnh đạo của nó đã xa rời quần chúng.[22] Sau thời Brezhnev, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng xa rời sự thay đổi, phát triển của thời đại, xa rời yêu cầu của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng và hành động, họ tỏ ra bảo thủ, cứng nhắc, duy trì hiện trạng theo kiểu tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Dưới thời Khrushchev và Brezhnev, về hình thức vẫn nhấn mạnh lãnh đạo tập thể, song thật ra chỉ là thay đổi từ một người quyết định thành một vài người quyết định mà thôi. Trên thực tế, không có sự thực hiện nghiêm túc của nguyên tắc tập trung dân chủ.

Sách báo các nước Phương Tây và ngay cả trong bản thân các nước trước là XHCN có thêm một số lý giải thích khác so với cách giải thích tại Việt Nam. Có cả một hệ thống nghiên cứu về nguyên nhân của sự sụp đổ Chế độ XHCN tại Liên Xô và các nước Đông Âu, với nhiều nghiên cứu từ các khía cạnh khác nhau. 

1. Thành tựu công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX:

- Kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Giữa thập niên 70 chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

- Khoa học-kĩ thuật: Chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới, đặc biệt ngành khoa học vũ trụ, mở đầu ki nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

+ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

+ Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.

- Đối ngoại: Liên Xô thực hiện cbính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chù nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc. Là nước xã hội chù nghĩa hùng mạnh nhất sau Chiến tranh thế giới thử hai, Liên Xô được coi là thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa của cách mạng thế giới.

 

2. Sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô:

- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị - xã hội. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế - xã hội; không khắc phục những khuyết điểm làm trở ngại sự phát triển của đất nước.

- Đầu những năm 80, Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện:

Kinh tế: Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút. Hàng hoá, lương thực, thực phẩm khan hiếm.

Chính trị xã hội: Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng.

=> Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện. Năm 1985, Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải cách, với những nội dung như: Thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng; Thực hiện nền kinh tế thị trường nhưng trong thực tế chưa thực hiện được.

- Kết quả: Cuộc cải cách đã từ bỏ, phá vỡ chủ nghĩa xã hội. Làm cho nền kinh tế thêm suy sụp, kéo theo sự rối loạn về chính trị và xã hội. Dẫn tới cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

- 11 nước cộng hoà tách khỏi Liên bang, Liên bang Xô Viết tan rã.

- Ngày 25-12-1991, Tổng thống Goóc-ba-chổp từ chức, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm