MỌI NG ƠI GIÚP EM VỚI Ạ 1) cho tứ diện ABCD cạnh bằng a kéo dài BC thêm một đoạn CE = a kéo dài BD thêm một đoạn DF = a gọi M là trung điểm của AB tìm thiết diện của tứ diện với MEF và tính diện tích thiết diện đó 2) cho hình chóp S.ABCD gọi M và N là hai điểm trên SB và CD gọi (alpha) là mặt phẳng qua MN và song song với SC. Tìm thiết diện của hình chóp với (alpha) 3) cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm Ở. M là trung điểm SB xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (P) biết (P) qua O song song với AM và SC 4) CHO HÌNH CHÓP SABCD CÓ ĐÁY LÀ HÌNH THANG CÓ ĐÁY LỚN LÀ AB GỌI M LÀ TRUNG ĐIỂM CD MẶT PHẲNG P QUA M SONG SONG VỚI AB VÀ BC TÌM GIAO TUYẾN CỦA P VÀ (SAD)

1 câu trả lời

Bài 2: $M\in SB$

$\Rightarrow M\in(\alpha)\cap(SBC)$

$(\alpha)$ có đường thẳng đi qua $M\parallel SC$

$\Rightarrow M\in(\alpha)\cap(SBC)=Mx\parallel SC$

$Mx\cap CB=E\Rightarrow E\in (\alpha)$

$N\in DC$

$\Rightarrow N\in(\alpha)\cap(SDC)$

$(\alpha)$ có đường thẳng đi qua $N\parallel SC$

$\Rightarrow N\in(\alpha)\cap(SBC)=Ny\parallel SC$

$Ny\cap SD=F\Rightarrow F\in (\alpha)$

Gọi $NE\cap AC=O\Rightarrow O\in (\alpha)$

Trong $(SAC)$ dựng $Oz\parallel SC$

$Oz\cap(SA)=G\Rightarrow G\in(\alpha)$

$(\alpha)\cap(ABCD)=NE$

$(\alpha)\cap(SCD)=NF$

$(\alpha)\cap(SAD)=FG$

$(\alpha)\cap(SAB)=GM$

$(\alpha)\cap(SBC)=ME$

Thiết diện của hình chớp cắt bởi mặt phẳng $(\alpha)$ là ngũ giác $GMENF$.

Bài 3: Gọi $M'$ là trung điểm của $SA$

$\Rightarrow OM'\parallel SC\Rightarrow M'\in(P)$

Gọi $E$ là trung điểm của $SM\Rightarrow M'E\parallel AM$

$\Rightarrow E\in(P)$

Dựng $F$ sao cho $\dfrac{BF}{BC}=\dfrac{3}{4}$

$\dfrac{BE}{BS}=\dfrac{BF}{BC}=\dfrac{3}{4}\Rightarrow EF\parallel SC$

$\Rightarrow F\in(P)$

Gọi $OF\cap AD=I\Rightarrow I\in(P)$

$(P)\cap(ABCD)=IF$

$(P)\cap (SAD)=IM'$

$(P)\cap (SAB)=M'E$

$(P)\cap(SBC)=EF$

Thiết diện của hình chóp cắt bởi $(P)$ là tứ giác $IM'EF$.

Bài 1: $E\in BC\Rightarrow E\in (ABC)$,

$M\in AB\Rightarrow M\in(ABC)$

$\Rightarrow ME\in(ABC)$

$ME\cap AC=G\Rightarrow G\in(MEF)\cap(ABC)$

$F\in BD\Rightarrow F\in (ABD)$,

$M\in AB\Rightarrow M\in(ABD)$

$\Rightarrow MF\in(ABD)$

$MF\cap AD=H\Rightarrow H\in(MEF)\cap(ABD)$

$(MEF)\cap (ABC)=MG$

$(MEF)\cap(ACD)=GH$

$(MEF)\cap(ABD)=MH$

Thiết diện của tứ diện cắt bởi $(MEF)$ là tam giác $MGH$

$\Delta ABE$ có $AC$ và $ME$ là hai đường trung tuyến

$G=AC\cap EM\Rightarrow G$ là trọng tâm $\Delta ABE$

$\Rightarrow MG=\dfrac{1}{3}ME$

Tương tự $\Delta ABF$

Có $AD$ và $MF$ là hai đường trung tuyến

$H=AD\cap MF$

$\Rightarrow H$ là trọng tâm $\Delta ABF$

$\Rightarrow AM=\dfrac{MF}{3}$

$GH=\dfrac{2}{3}CD=\dfrac{1}{3}EF$

Em vẽ hình phẳng ra rồi tính các cạnh của $\Delta MEF$ rồi áp dụng công thức Hê-rông để tính S nhé, dài quá.

Bài 4: Trong $(ABCD)$ dựng $Mx\parallel BC$

$Mx\cap AB=I\Rightarrow I\in(P)$

Trong $(SAB)$ dựng $Iy\parallel SA$

$SB\cap Iy=E\Rightarrow E\in(P)$

Khi đó $(P)$ là mặt phẳng $(EIM)$

Gọi $AD\cap MI=G$

$\Rightarrow G\in(P)\cap(SAD)$

Ta có: $IE\parallel SA$

$\Rightarrow (P)\cap(SAD)=Gz(\parallel SA\parallel EI)$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

giúp em vs ạ :< Vô cảm là đã không còn tình cảm, không còn cảm xúc, dửng dưng với cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình. Nhìn thấy một cảnh đau lòng ta sẽ rơi nước mắt; nhưng vô cảm là ta lạnh nhạt bước đi mà chẳng mảy may thương xót. Buổi sáng đi qua đèn đỏ ngã tư, một đứa bé trần truồng xám ngắt bị bỏ lại bên đường, bên cạnh đó có chiếc ống bơ xin tiền, những ai vô cảm sẽ đi qua mà không chút động lòng. Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống. Bước ra khỏi lũy tre làng, ta dần lãng quên câu “ tối lửa tắt đèn”; nhiều người con vẫn vô tư, vô lo, mải mê với những thú vui mặc lòng trước những nhọc nhằn vì manh áo chén cơm của đấng sinh thành. Xót xa biết nhường nào. Bắt đầu cuộc sống phồn hoa đô thị, lòng người ta bắt đầu đóng khép. Ấy chính là lúc con người vụt nhiên mất đi cái nhìn về tổng thể, về sợi dây ân tình kết nối với cuộc đời để nghiêng hẳn về phía cá nhân vị kỉ, hẹp hòi và bỗng trở thành ích kỉ, vô cảm, vô tâm mà không hề hay biết. ( Sưu tầm) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích? Câu 3. Theo anh/chị tại sao tác giả viết:“Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống.” Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề: Để cuộc sống vơi dần sự vô cảm. Viết từ 5 - 8 dòng.

2 lượt xem
1 đáp án
8 giờ trước