mọi ng ơi giải hộ mik với: -tóm tắt chuyện ng con gái nam xương -nêu phẩm chất của vũ nương -dẫn chứng:về sự xinh đẹp,đảm đang, hiếu thảo, yêu thương con, có lòng vị tha thủy chung. -nêu ý nghĩa cái bóng giải cho mình nhe mik cảm ơn rất nhìuuuuu

2 câu trả lời

Tóm tắt truyện người con gái Nam

Xương

Truyện kể về người con gái Nam Xương, có tên là Vũ Thị Thiết. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính.

Ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo, vì nhớ thương con mẹ chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo như với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

Từ chiến trường trở về, Trương Sinh đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Không cần hỏi cho rõ ngọn ngành, Trương đã nổi cơn ghen tam bành đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai có thể khuyên can được. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.

Trương Sinh tuy giận nhưng vẫn thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói "Đấy cha Đản lại đến kia kìa". Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.

Dưới động rùa, Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không trở về dương gian được nữa.

Phẩm chất Vũ Nương

- Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.

- Trong cuộc sống vợ chồng hằng ngày, biết “Trương Sinh có tính đa nghi, dối với vợ phòng ngừa quá sức”. Vì thế, Vũ Nương luôn “giữ gìn khuôn phép”, cư xử khéo léo, “không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”.

- Trong hoàn cảnh chia li, khi tiễn chồng ra chiến trận, Vũ Nương đã bày tỏ tình cảm thắm thiết với chồng bằng những lời tình nghĩa: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám … thế là đủ rồi”. Nàng không ham vinh hoa phú quý, chỉ mong muốn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm. Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi chiến trận: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc … lo lắng.” Những lời ấy của Vũ Nương thể hiện nàng là một người vợ hết mực thùy mị, dịu dàng, yêu chồng và coi trọng hạnh phúc gia đình.

- Trong những ngày xa chồng, nơi quê nhà, nàng hết lòng chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con nhỏ. Nàng là một nàng dâu hiếu thảo, đảm đang, một người mẹ yêu con. Vũ Nương còn là một người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưa hề bén gót”.

Phần 2: Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương.

- Tình huống Vũ Nương bị vu oan: Những lời thoại của Vũ Nương trước khi tự vẫn cho thấy những đức hạn tốt đẹp của nàng:

+ Lời 1: Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ, Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người chồng trút cơn ghen tuông mù quáng, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng của mình để thuyết phục chồng.

+ Lời 2: Vũ Nương đau đớn, thất vọng khi hạnh phúc gia đình, “thú vui nghi gia nghi thất”, niềm khao khát của cả đời nàng đã tan vỡ.

+ Lời 3: Lời than như một lời nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tấm lòng trong sạch của nàng.

- Cuối cùng, hành động nhảy sông tự vẫn của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh tự cho bản thân. Việc tìm đến cái chết không phải là một hành động bộc phát mà đó là sự lựa chọn để chứng minh sự trong sạch của mình. Qua đó cho thấy Vũ Nương là người rất coi tọng danh dự và tiết hạnh.

Phần 3: Vũ Nương được giải oan

- Lời thoại của Vũ Nương khi gặp lại Trương Sinh: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”. Câu nói này tô đậm phẩm chất trọng tình trọng nghĩa, ân nghĩa thủy chung của nàng.

- Nàng còn thể hiện sự cảm kích trước tấm lòng của Trương Sinh mà không một lời oán trách. Cho thấy, Vũ nương có tấm lòng vị tha cao cả.

Tóm tắt

Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, nàng được gả cho Trương Sinh, một người vốn có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ và cáng đáng chuyện gia đình. Những ngày ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Nương, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống tiếp đời mình ở chốn thủy cung. Tới khi gặp được Phan Lang, là người cùng làng, nàng tâm sự cùng Phan Làng rồi nhờ gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bến sông thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, nàng vĩnh viễn sống ở thủy cung, không thể quay lại nhân gian.