Mở từ 13:50 14/01/2022 đến 15:20 14/01/2022 Câu 1 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con (Ca dao) a/ (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. b/ (1 điểm) Ghi các từ đơn và từ ghép có trong đoạn thơ trên vào phiếu học tập sau: c/ (1,0 điểm) Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó? d/ (0,5 điểm) Xác định nội dung của đoạn thơ trên.

2 câu trả lời

a. Lục bát

b. Từ đơn: nước, nguồn, chảy, lòng, thờ, mẹ, kính, cha, tròn, như, trong, ra, một, cho, là

từ ghép: công cha, Thái Sơn, nghĩa mẹ, chữ hiếu, đạo con

c. So sánh "công cha" với "núi Thái Sơn"

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

Nhấn mạnh về sự hi sinh, công lao to lớn của cha dành cho con và từ đó nhắc nhở con về lòng biết ơn với đấng sinh thành.

Cho thấy sự ghi nhận, trân trọng, và thấu hiểu những hi sinh của cha.

d. 

nội dụng: Đoạn thơ muốn khẳng định, đề cao công lao của cha mẹ và từ đó nhắc nhở mỗi người hãy sống hiếu thảo và luôn nhớ ghi công lao của cha mẹ. 

a) Bài ca dao được viết theo thể thở lục bát

b)Từ đơn: nước, nguồn, chảy, lòng, thờ, mẹ, kính, cha, tròn, như, trong

từ ghép: công cha, Thái Sơn, nghĩa mẹ, chữ hiếu, đạo con

c) " Công cha như núi Thái Sơn "

Biện pháp tu từ : Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh :  Công cha - núi Thái Sơn 

Tác dụng : Hình ảnh so sánh có tính chất truyền thống của ca dao và đồng thời cũng ca ngợi công cha mênh mông,rộng lớn như núi, không thể nào đong,đo,đếm được

d)  Nội dung của bài 
- Công lao sinh dưỡng lớn lao của cha mẹ đối với con cái như núi Thái Sơn rộng lớn, như nước trong nguồn vô tận
- Chính vì công lao to lớn như thế mà con cái cần phải biết kính trọng, yêu quý và hiếu thảo với cha mẹ của mình