Mở đầu tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật viết: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng... Câu 1: a. Những nét nào tạo nên sự độc đáo, khác lạ cho “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ? b. Vì sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của tác giả? Câu 2: Một nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” chính là giọng điệu và ngôn ngữ. Cho biết bài thơ có giọng điệu và ngôn ngữ như thế nào? Chỉ ra tác dụng?
2 câu trả lời
1.
a) những nét tạo nên sự độc đáo khác lạ: nhan đề và hình ảnh "chiếc xe ko kính"
b) ko giống như những hình ảnh xe cộ tàu thuyền khi đi vào thơ được mĩ lệ hóa, nhưng hình ảnh chiếc xe ko kính ở Trường Sơn của Phạm Tiến Duật lại là một hình ảnh rất chân thực, thể hiện hiện thực chiến tranh khốc liệt. nhìn xe người ta cos thể hình dung về 1 thực tại chồng chất khó khăn nguy hiểm mất mát. những chiếc xe ko kính là cái nền để nhà thơ ngợi ca vẻ đepj, phẩm chất của người lính lái xe.
2.
- bài thơ có giọng điệu ngang tàng, hóm hỉnh, ngôn ngữ gần gũi với đời thường
- tác dụng:
thể hiện tư thế ung dung hiên ngang, tinh thần lạc quan và tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn hướng về miền Nam của các chiến sĩ Trường Sơn.
câu 2 thôi
Giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh, hồn nhiên.
Giọng điệu của Phạm Tiến Duật đã tạo nên sự sinh động cho toàn bộ bài thơ, tạo nên sự hối hả trong từng câu thơ, gắn liền với tinh thần phơi phới, với sự vui tươi. Nó là phương tiện để thi nhân bày tỏ niềm lạc quan, yêu đời, hóm hỉnh, hồn nhiên ngay trong chiến tranh khói lửa khốc liệt nhất.