Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải có viết: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Và khi kết thúc, tác giả xúc động cất lên tiếng hát ngợi ca quê hương đất nước: “Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình”... 2. Ở khổ đầu và khổ cuối bài thơ có sự khác biệt về đại từ xưng hô của nhân vật trữ tình. Hãy chỉ rõ và cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó.
2 câu trả lời
Ở khổ thơ đầu và cuối bài có sự khác biệt về đại từ xưng hô : "tôi" (khổ đầu) và "ta" (khổ cuối)
- Đại từ "tôi" : cảm xúc vui sướng , tự hào , cái nhìn trìu mến của thi nhân khi đứng trước vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
- Đại từ "ta" : Không còn là cái "tôi" bản đầu chỉ riêng cảm xúc , tâm tình , ước nguyện của nhà thơ , giờ đây nó là của biết bao người cũng tràn đầy khát vọng cống hiến, muốn hòa chung vào với vẻ đẹp của dân tộc , đất nước.T hanh Hải đã nói lên tiếng lòng của nhân dân ta,khẳng định mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng , cái riêng với cái chung .
Chào em, em tham khảo gợi ý:
- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta” là một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến tư tưởng và cảm xúc của bài thơ:
+ Chữ “tôi” trong “Tôi đưa tay tôi hứng” là số ít, biểu hiện cái tôi cụ thể rất riêng tư của nhà thơ, sự nâng niu, trân trọng, đắm say rất nghệ sĩ gắn với vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân.
+ Xưng “ta” ở phần sau là phù hợp bởi tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung. Đồng thời, khi bày tỏ khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh túy của đời mình cho cuộc đời chung, đại từ “ta” thể hiện được sắc thái trang trọng, thiêng liêng cho một lời nguyện ước.