M.n có bài văn nào phân tích về nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn văn:"bà mẹ tràng cũng nhẹ nhõm ,tươi tỉnh khác ngày thường..... Xóm ta khối nhà chả có cám ăn đấy" để mình tham khảo với sắp thi r?

1 câu trả lời

I,MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

         Nêu giới hạn đoạn trích và VĐNL

 Kim Lân là 1 trong những cây bút truyện ngắn xuất ắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Hầu hết những trang viết của ông có giá trị về đề tài nông thôn và người nông dân. Kim Lân đã mở cho mình 1 lối đi riêng khi khai thác mảng đề tài quen thuộc này. 'Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân. Trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, đặc biệt là qua đoạn "bà mẹ tràng cũng nhẹ nhõm ,tươi tỉnh khác ngày thường..... Xóm ta khối nhà chả có cám ăn đấy".

II, TB

 1. Giới thiệu chung

 - HCST "Vợ nhặt": VN là sáng tác xuất sắc nhất của KL in trong tập "Con chó xấu xí"-1962. Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau CMT8 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, ông dựa vào 1 phần cốt truỵen cũ để viết truyện ngắn này. 

 2, Phân tích 

  a, Nhân vật bà cụ Tứ 

   *Khái quát: Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo, lam lũ nhưng có tấm lòng nhân hậu. Điều này được thể hiện thông qua việc nhà văn Kim Lân đặt nhân vật vào một tình huống: trong nạn đói bỗng dưng Tràng đưa một người phụ nữ lạ mặt về nhà.
  * Phân tích:

- Bà cố nén buồn để động viên con.

+ Trong bữa ăn ,ngày đói, chỉ có cháo muối và rau chuối nhưng bà cụ toàn nói chuyện vui , toàn chuyện sung sướng về sau này: “ chuyện mua gà để sau này có được đàn gà-> niềm ước mơ về cuộc sống khấm khá hơn. “ Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Trong nhà mẹ con đầm ấm, hoà hợp . “ Người vợ Tràng cũng thay đổi, không còn chao chát chỏng lỏn mà trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực.” - > Trong cái đói nghèo cơ cực, họ vẫn khao khát cuộc sống gia đình đầm ấm.

* Bà cố gắng tạo niềm vui bằng nồi chè khoán (cháo cám): Đãi các con món cháo cám mà bà gọi vui là “chè khoán” để các con thấy vui, cảm thấy mình còn may mắn hơn những người khác, để có niềm tin hơn vào cuộc sống. 

- Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng:+ Ngày đầu tiên có con dâu, "nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên". Cùng với nàng đâu, bà xăm xắn thu dọn; quét tước nhà cửa. 

* Trong bức tranh xã hội xám ngắt ấy, tấm lòng của Tràng và bà mẹ là điểm sáng tươi đẹp. Họ đã tìm được niềm vui trong sự cưu mang , nương tựa vào nhau, tình cảm vợ chồng, mẹ con đã giúp họ vượt qua thực trạng u uất bế tắc.Đó là những tấm lòng cao đẹp.

3, Đánh giá chung

-Nghệ thuật

III,KB: Khẳng định lại vấn đề 

*bài viết tham khảo

Kim Lân là 1 trong những cây bút truyện ngắn xuất ắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Hầu hết những trang viết của ông có giá trị về đề tài nông thôn và người nông dân. Kim Lân đã mở cho mình 1 lối đi riêng khi khai thác mảng đề tài quen thuộc này. 'Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân. Trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, đặc biệt là qua đoạn "bà mẹ tràng cũng nhẹ nhõm ,tươi tỉnh khác ngày thường..... Xóm ta khối nhà chả có cám ăn đấy".

 VN là sáng tác xuất sắc nhất của KL in trong tập "Con chó xấu xí"-1962. Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau CMT8 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, ông dựa vào 1 phần cốt truỵen cũ để viết truyện ngắn này. 

Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo, lam lũ nhưng có tấm lòng nhân hậu. Điều này được thể hiện thông qua việc nhà văn Kim Lân đặt nhân vật vào một tình huống: trong nạn đói bỗng dưng Tràng đưa một người phụ nữ lạ mặt về nhà.

Là một người từng trải, bà hiểu được rằng nếu không có nạn đói xảy ra, chắc gì con mình đa có vợ, đói khát thế, người ta mới tìm đến con mình. Dẫu vậy, thứ hạnh phúc nhỏ bé mà anh Tràng có được vẫn mang đến cho bà, cho gia đình nhỏ sự ấm áp. Dù biết phía trước còn những gập ghềnh, bà vẫn động viên con, khuyên lơn con.  Bà dặn con phải sống yêu thương, thuận hòa, đùm bọc san sẻ nhau vượt qua cơn hoạn nạn. Trong lời dặn dò ấy, chứa chan cả một niềm tin rồi mai sẽ khác, rồi tương lai sẽ lại bình yên: “Rồi ra may mà ông giời cho khá…” ai giàu ba họ ai khó ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau. Bà cụ “nói toàn: chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này".

Trong buổi sáng sau ngày cô con dâu về, bà cố gắng dậy thật sớm, nhổ sạch vườn cỏ trước nhà, quét dọn lại nhà cửa, vườn tược. Hơn ai hết, bà xem công việc ấy như một sự yêu quý và trân trọng của mình dành cho người con dâu mới đến, bà đón con trong niềm vui để con đỡ tủi phận mà an lòng. “Cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa”. Bữa sáng đầu tiên đã con dâu là một nồi cháo cám, dù là một món ăn chát đắng những bà vẫn cố mỉm cười vui vẻ để động viên con. Đu nghèo khó đến thế, nhưng trong bữa ăn của buổi sáng hôm ấy ta vẫn cảm nhận được không khí gia đình đầy ấm áp, tình cảm mẹ con vẫn dạt dào. 

. Từ thái độ bao dung ấy, hạnh phúc đơn sơ nhưng tấm lòng đã đến với mọi người. Nhân vật bà cụ Tứ đã mang được một ý nghĩa khái quát lớn: ở thời đại nào, hoàn cảnh nào tâm trạng của những hà mẹ nghèo cũng thật tội nghiệp, họ hiểu con, thương con, lo lắng cho con nhưng vì nghèo khố họ phải chịu đắng cay, chua xót.

Với một cốt truyện đơn giản nhưng tính cách nhân vật được xây dựng tinh tế, truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã nêu lên được những vấn đề có tính nhân bản sâu sắc. Con người lao động dù ở tình huống bi thảm đến đâu vẫn khao khát hạnh phúc và họ chỉ tìm thấy khi biết cưu mang giúp đỡ lẫn nhau, cảm động biết bao, dưới cái nhìn nhân ái của nhà văn, những con người khốn khổ ấy đã có thể tìm thấy những hạnh phúc, dù nhỏ nhoi trong cuộc đời.

Vợ nhặt của Kim Lân như một sự tiếp nối tất yếu của những tác phẩm hiện thực phê phán của Nam Cao, Tô Hoài từ trước Cách mạng tháng Tám. Cảnh đời cũng vẫn là tối tăm, ngột ngạt, nhưng nhân vật của Kim Lân đã có được niềm tin và hi vọng vào cuộc sống. Và chắc chắn cuộc đời sẽ được đổi khác, hình ảnh cuối cùng của tác phẩm “lá cờ đỏ bay phất phới” thể hiện niềm tin đó.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
19 giờ trước