Mình không biết làm câu này giúp mình với ạ Câu 1: Trình bày những nét chính về dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á? Câu 2: Đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á? Câu 3: Trình bày tóm tắt về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế trong ASEAN?

2 câu trả lời

Đông Nam á có nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-go-lo-it và O-xtra-lo-it cùng chung sống dân cư đông đúc, dân số trẻ chiếm số đông nên Đong Nam á vừa là nơi có nguồn dồi dào vừa là thị trường tiêu thụ lớn . Đó là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực 

Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc trong phong tục tập quán, sản xuất và linh hoạt vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dan toc Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước 

Câu 2

Nửa đầu thế kỷ xx hầu hết các nước Đông Nam á đều là thuộc địa nên kinh tế lạc y và tập trung vào việc sản xuất lương thực nhưng ngay nay hầu hết các nước Đông Nam á đều sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam á.

Trong thời gian qua Đông Nam á đã có tăng tốc độ tăng trưởng Kinh tế khá cao song chưa vững chắc cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam á đang thay đổi phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng ven biển

Câu 3

Năm 1999 hội hiệp ước các nước Đông Nam á đã có mười nước thành viên và hợp tác để cùng phát triển đồng đều và trên nguyên tắc tự nguyện tôn trọng chủ quyền của nhau  sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế văn hóa và xa hội của mỗi nước 

Câu 1:

* Đặc điểm dân cư:

- Ngày 30/01/2020:

+ Số dân:665,8 triệu người,đứng thứ 3 châu Á sau Đông Á và Nam Á.

+ Mật độ dân số:153người/kmvuông

- Đông Nam Á có số dân khá đông,gia ttăng khá nhanh,cơ cấu dân số trẻ.

=>Thuận lợi:nguồn lao động dồi dào,thị trường tiêu thụ lớn.

- Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc:Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

- Dan cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển vì có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi,lịch sử khai thác lâu đời.

* Đặc điểm xã hội:

- Các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sản xuất,sinh hoạt(sản xuất lúa gạo,dùng trâu bò làm sức kéo,dùng lúa gạo làm lương thực)và trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Tuy nhiên,trong tín ngưỡng phong tục tập quán,các nước vẫn có nét riêng biệt tạo nên sự đa dạng văn hóa.

- Các nước Đông Nam Á đang cùng xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn điện để phát triển đất nước và khu vực.

Câu 2:

- Các nước có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên,văn hóa,xã hội để hợp tác phát triển kinh tế.

- Ba nước:Ma-lai-xi-a,Xin-ga-po,In-đô-nê-xi-a thành lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI.

- Sự hợp tác KT-XH còn nhiều biểu hiện:

+ Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.

+ Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

+ Xây dựng các tuyến đường giao thông.

+ Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

Câu 3:

* Hiệp hội các nước Đông Nam Á:

- Thành lập ngày 8-8-1967 với 5 nước tham gia:Thái Lan,In-đo-nê-xi-a,Xin-ga-po,Phi-lip-pin,Ma-lai-xi-a.

- Qua thời gian,số thành viên tăng lên.Hiện nay đã là 10 thành viên.

- Mục tiêu chung là giữ vững hòa bình,an ninh,ổn định khu vực,xây dựng cộng đồng hòa hợp,cùng nhau phát triển KT-XH.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tác tự nguyện,tôn trọng chủ quyền mỗi quốc gia thành viên.

* Khi là thành viên của ASEAN,Việt Nam có những thuận lợi và khó khắn:

- Thuận lợi:

+ Trong kinh tế:thu hút vốn và kĩ thuật của các nước quốc gia tiên tiến trong khu vực,phát triển du lịch dịch vụ;

+ Về VH-GD:được giao lưu,tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo,tiếp cận nền GD ở các quốc gia tiên tiến;

+ Về an ninh-chính trị:chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu,đảm bảo ổn định chính trị của khu vực.

- Khó khăn:

+ Chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;

+ Khác biệt về chế độ chính trị;

+ Lai căng về văn hóa,dung nhập tệ nạn xã hội;

+ Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn;

+ Nguy cơ mất bản sắc dân tộc.

Cho mk câu trả lời hay nhất nhá!!!