“mình đi có nhớ những ngày nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy lâu” anh/chj hãy nêu cảm nhận của mình về đoanj thơ trên
1 câu trả lời
Ra đời vào tháng 10 năm 1954 khi Tố Hữu chứng kiến cuộc chia tay lịch sử của nhân nhân Việt Bắc với người cán bộ cách mạng về xuôi. Bài thơ ghi lại tâm tình của người đi - người cán bộ cách mạng, người ở lại - nhân dân Việt Bắc để bày tỏ tấm lòng của mình với cách mạng và nhân dân. Nghĩa tình cao đẹp ấy được chuyển tải bằng lối thơ đậm đà tính dân tộc. Đây là một yếu tố thể hiện sự gắn bó giữa tác phẩm văn học, bản sắc văn hóa và giá trị tinh thần của dân tộc. Tính dân tộc được thể hiện trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật, về nội dung, tác phẩm mang tính dân tộc khi phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên của con người mang màu sắc dân tộc và ca ngợi phẩm chất cao đẹp cùa dân tộc, về hình thức, tác phấm mang tính dân tộc khi kết tinh vẻ đẹp nghệ thuật từ thể thơ đến giọng điệu, hình ảnh và ngôn từ. Mười hai dòng thơ lời người ở lại thể hiện rõ vẻ đẹp của tính dân tộc.
Đoạn trích tuy chỉ mười hai dòng thơ nhưng mang nội dung đậm đà tính dân tộc. Đó là lời nhắc nhở về những kỉ niệm kháng chiến ân tình suốt mười lăm năm gắn bó. Vì thế trong lời nhắn nhủ về nỗi nhớ ta nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên con người mang đậm màu sắc dân tộc:
Minh đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù.
Hình ảnh quen thuộc của bức tranh thiên nhiên Việt Bắc hiện lên một cách chân thật với “mưa nguồn suối lũ", “mây cùng mù", một thiên nhiên khắc nghiệt tiềm ẩn bao nguy hiểm. Đó cũng chính là môi trường kháng chiến gian khổ nhiều khó khăn thử thách mà quân và dân ta đã gắn bó trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Không những thiên nhiên khắc nghiệt mà cuộc sống ở đây lại càng thiếu thốn hơn:
Minh về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Hình ảnh thơ xúc động được diễn đạt theo hình thức tiểu đối nhấn mạnh về hồi ức về những ngày “miếng cơm chẩm muối". Nhưng trong gian khổ thừ thách, người đi kẻ ở, cách mạng với nhân dân cùng đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi. Họ đoàn kết sánh vai nhau vì mục đích lí tường chung: “moi thù nặng vai".