mâu thuẫn đông tây tác động trực tiếp đến cách mạng việt nam trong khoảng thời gian 1950-1975 như thế nào ?
2 câu trả lời
Mâu thuẫn Đông - Tây tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam giai đoạn 1950 - 1975. Biểu hiện qua cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam của Mĩ.
- Miền Nam: dưới sự cai trị của một chính quyền tay sai là chính quyền Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa). Mĩ đứng sau hậu thuẫn, viện trợ về kinh tế - quân sự, đại diện cho phe TBCN.
- Miền Bắc: dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Phía sau là phe XHCN với sự viện trợ kinh tế - quân sự của Liên Xô và Trung Quốc.
=> Mặc dù cuộc chiến tranh diễn ra giữa 2 lực lượng: Việt Nam Cộng hòa và VN Dân chủ cộng hòa. Nhưng thực chất, đây là một cuộc đụng độ lịch sử giữa hai phe TBCN và XHCN. Là một trong những biểu hiện của mâu thuẫn Đông - Tây.
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn Đông – Tây xuất hiện, thế giới lâm vào tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỷ nửa sau thế kỷ XX. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông… là một trOng những biểu hiện của tình trạng trên.
+ Cuộc phong tỏa Béclin (1948) và bức tường Béclin (1961) :
§ Trái với những thỏa thuận của các Hội nghị Ianta và Pốt xđam, các nước Mĩ, Anh, Pháp cùng nhau đề ra một quy chế về tương lai cho việc hợp nhất 3 khu vực chiếm đóng của họ ở Béclin. Trước tình hình đó, cuối tháng 3 – 1948, Liên Xô quyết định phong tỏa Béclin. Mĩ, Anh phải tổ chức cầu hàng tiếp tế cho Tây Béclin. Cuộc phong tỏa kéo dài khoảng 1 năm, tình hình châu Âu trở nên căng thẳng.
§ Quan hệ giữa Đông Béclin và Tây Béclin diễn biến phức tạp. Mĩ và các nước Tây Âu đã lợi dụng vị trí của Tây Béclin để hoạt động lật đổ, phá hoại, gián điện chống lại Tây Béclin và CHDC Đức. Trước tình hình đó, đêm ngày 12 – 8 – 1961, với sự giúp đỡ của Liên Xô, bức tường Béclin đã được dựng lên để ngăn cách Tây và Đông Béclin.
§ Bức tường Béclin được coi là biểu tượng của Chiến tranh lạnh, sự đối đầu Đông – Tây. Sau khi các nước ở Đông Âu và Liên Xô lâm vào khủng hOảng, ngày 9 – 11 – 1989, CHDC Đức tuyên bố bỏ ngỏ “Bức tường Béclin”. Bức tường bị phá bỏ như một sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh.
+ Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954) :
§ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, nhân dân Đông Dương kiên cường chống Pháp. Từ 1950, khi Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, cuộc chiến này ngày càng chịu sự tác động của hai phe.
SPONSORED CONTENTCô gái kiếm 1,83 tỷ mỗi tháng bằng phương pháp quái đản! Xem thửFreetutTôi kiếm được 3000$ đầu tiên từ số tiền đặt cọc 10$ ban đầu!Olymp TradeCô gái trúng 50 triệu nhờ chơi trò này. Chơi thử!Five88
§ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7 – 1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17. Hiệp định Giơnevơ là thắng lợi của nhân dân Đông Dương nhưng cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe. Đại biểu Mĩ ra tuyên bố không chịu sự ràng buộc của Hiệp định nhằm chuẩn bị cho sự xâm lược sau này.
+ Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) :
§ Đây cũng là một biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây, của tình trạng Chiến tranh lạnh. Năm 1948, hai chính quyền được thành lập riêng rẽ ở Đại Hàn Dân Quốc ( Hàn Quốc) ở phía nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc được Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên.
§ Ngày 26 – 5 – 1950, quân đội Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38, mở cuộc tấn công quy mô tương đối lớn xuống phía Nam… Trước tình hình đó, Mĩ đã huy động toàn bộ lực lượng ở Viễn Đông đổi bộ vào Cảng Nhân Xuyên (15 – 9 – 1950) dưới danh nghĩa “quân đội Liên hợp quốc”, sau đó vượt qua vĩ tuyến 38 đánh chiếm miền Bắc Triều Tiên, tiến tới sông Áp Lục giáp Trung Quốc…
§ Tháng 10 – 1950, Quân chí nguyện Trung Quốc tiến vàO Triều Tiên “kháng Mĩ, viện Triều”. Quân đội Triều – Trung đã đẩy lùi quân Mĩ khỏi Bắc vĩ tuyến 38. Sau đó, chiến sự tiếp tục diễn ra ở khu vực vĩ tuyến 38.
§ Sau hơn 3 năm chiến tranh, ngày 27 – 7 – 1953, với những tổn thất nặng nề, Hiệp định đình chiến được kí kết giữa Trung Quốc – Triều Tiên với Mĩ – Hàn Quốc.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe, bất phân thắng bại.
+ Cuộc khủng hoảng Caribê 1962 :
§ Sau khi Cách mạng Cuba thành công (1959), Mĩ ra sức bao vây chống phá. Trước tình hình đó, mùa hè năm 1962, Liên Xô đã xây dựng căn cứ tên lửa đạn đạo tầm trung trên lãnh thổ Cuba để bảo vệ độc lập, an ninh của nước này.
§ Lấy cớ nền an ninh bị đe dọa, Tổng thống Mĩ Kennơđi đã ra lệnh tiến hành phong tỏa Cuba (22 – 10 – 1962) làm cho tình hình biển Caribê hết sức căng thẳng, có nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mĩ và Liên Xô, giữa khối NATO và khối Vácsava.
§ Cuối cùng, cuộc khủng hOảng được giải quyết với việc Liên Xô rút tên lửa khỏi lãnh thổ Cuba, Mĩ cam kết không xâm lược Cuba và tháo dỡ các tên lửa bố trí tên lãnh thổ Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì. Cuộc khủng hoảng Caribê thực chất cũng là phản ánh mâu thuẫn Đông – Tây.
+ Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975).
§ Sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Mĩ âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến kiên cường bất khuất với sự giúp đỡ và viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa.
§ Cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. Cuối cùng nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975…
+ Tóm lại, trong thời kì Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới với những mức độ khác nhau, đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ.