Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
2 câu trả lời
I – NƯỚC MĨ NHỮNG NĂM 1918 – 1929
1- Tình hình kinh tế
* Trong những năm 20 của thế kỉ XX kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh:
a) Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Mĩ là nước thắng trận, thu lợi từ chiến tranh
+ Không bị ảnh hưởng từ chiến tranh.
+ Mĩ từ con nợ trở thành chủ nợ của châu Âu nhờ việc bán vũ khí và hàng hóa
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
b) Biểu hiện:
+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, thép, dầu hỏa Ông vua ô tô của thế giới.
+ Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Năm 1929 nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới Chủ nợ thế giới.
c) Hạn chế:
+ Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng
+ Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 đến 80% công suất vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.
+ Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp và nông nghiệp
2- Tình hình chính trị - Xã hội
a) Chính trị:
- Giới cầm quyền Mĩ đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế, ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ
- Nắm quyền Tổng thống là ông Herbert Hoover - người của Đảng Cộng hòa.
- Người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống cực khổ.
b) Xã hội:
Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi
tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập
- Nạn phân biệt đối sử đối với người Châu Âu và Châu Á ở Mĩ
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản
II- NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1939) ở Mĩ
a) Nguyên Nhân:
+ Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận của các nước tư bản
+ Sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ
⇒ Mất cân bằng về cung cầu (cung cao hơn cầu)
⇒ khủng hoảng kinh tế thừa.
b) Diễn biến:
+ Khủng hoảng diễn ra từ tháng 10/1929 bắt nguồn tại Mĩ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sau đó lan sang các ngành kinh tế khác, rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới
+ Đến năm 1932 khủng hoảng đạt đến đỉnh cao nhất.
⇒29/10/1929 thị trường chứng khoán New York tan vỡ
c) Hậu quả:
- Trong lĩnh vực kinh tế:
+ Đồng tiền mất giá ⇒ Lạm phát mạnh
+ Sản lượng công nghiệp giảm sút nghiêm trọng
+ Kinh tế Mỹ bị tàn phá nặng nề
+ Hàng loạt nhà máy, doanh nghiệp, ngân hàng , cửa hàng đóng cửa, nông dân mất ruộng đất, lang thanh nghèo đói
Người dân vây quanh các ngân hàng chờ rút tiền trong khi nhiều ngân hàng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng
I. Châu Âu trong những năm 1918 – 1929
1. Những nét chung
- Bản đồ thế giới đã thay đổi, xuất hiện một số quốc gia mới: Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan
- Giai đoạn 1918 – 1923:
+ Kinh tế: Kể cả nước thắng trận lẫn bại trận đều suy sụp.
+ Chính trị: Không ổn định, khủng hoảng ở Đức, Hung – Ga – Ri
- Giai đoạn 1924 – 1929:
+ Chính trị: Từng bước ổn định, giai cấp tư sản củng cố được quyền lực.
+ Kinh tế: Phục hồi và phát triển nhanh chóng ( từ 1924).
2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc tế cộng sản thành lập
a. Cao trào cách mạng 1918 – 1923
- Nguyên nhân:
+ Do hậu quả của chiến tranh
+ Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga
- Diễn biến:
+ 1918 nước Đức bị khủng hỏang do bại trận .
+ 9-11-1918 tổng bãi công nổ ra ớ Béc lin dẫn đến khởi nghĩa vũ trang ,Xô viết đại biểu được thành lập .
+ Tháng 12-1918 đảng Cộng sản Đức thành lập .
- Kết quả : lật đổ nền quân chủ , lập nền cộng hòa tư sản .
- Hạn chế : thành quả cách mạng rơi vào tay tư sản .
b. Quốc tế cộng sản thành lập
- Hoàn cảnh:
+Yêu cầu phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo phong trào cách mạng.
+Hoạt động tích cực của Lê Nin và Đảng Bôn – sê – vích.
⇒ 2/3/1919 Quốc tế cộng sản được thành lập ở Mát – xcơ – va.
- Hoạt động:
+ Tiến hành 7 lần đại hội
→ Vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì.
→ Thông qua vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin.
- Vai trò: Thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
II. Châu Âu trong những năm 1929 – 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) và những hậu quả của nó.
- Nguyên nhân:
+ Hàng hóa sản xuất ồ ạt trong khi sức mua ngày càng ít → hàng hóa thừa dẫn đến khủng hoảng.
- Hậu quả:
+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước
+ Hàng trăm triệu người trong cảnh đói khổ.
- Giải pháp:
+ Anh, Pháp…cải cách kinh tế - xã hội để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
+ Đức, Ý và Nhật Bản ở Châu Á phát xít hóa chính quyền.
2. Phòng trào mặt trận nhân dân chống chủ nghía phát xít và chống chiến tranh (1929 – 1939)
- Nguyên nhân: nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa phát xít , Quốc tế Cộng sản chỉ đạo thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít .
- Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức :
+ Để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế ,Đức phát xít hóa chế độ thống trị .
+ Ngày 30-1-1933 đưa Hít le -lãnh tụ Đức Quốc xã lên nắm chính quyền, biến Đức thành lò lửa chiến tranh .
+ Đảng Cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không thành công .
- Chủ nghĩa phát xít thất bại ở Pháp :
+ Ngày 6-2-1934 bọn phát xít “Chữ thập lửa” âm mưu lật đổ chính phủ và lập chế độ phát xít .
+ Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động công nhân, các đảng phái đáng bại lực lượng phát xít .
+ Tháng 5-1935 Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít thành lập bao gồm Đảng công sản , Đảng xã hội và nhiều đảng phái khác .
#Quanghuybadboy.