LỰC- HAI LỰC CÂN BẰNG - TRỌNG LỰC, ĐƠN VỊ LỰC. I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Lực. - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Mỗi lực đều có ba yếu tố: Điểm đặt, hướng( phương,chiều), độ lớn. - Kết quả tác dụng lực: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc hoặc làm cho vật bị biến dạng. 2.Hai lực cân bằng :là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, có cùng phương, nhưng có chiều ngược nhau. Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang đứng yên thì nó vẫn tiếp tục đứng yên. - Đo lực bằng lực kế. 3.Trọng lực. - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó. - Trọng lượng là cường độ của trọng lực. * Chú ý: Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên trái đất, chẳng hạn khi lên cao thì trọng lượng của vật giảm, trên mặt trăng trọng lượng của vật giảm gần 6 lần so với ở trái đất. II. BÀI TẬP A. Một số dạng bài và các ví dụ. * Lưu ý: Mọi vật đều chịu tác dụng của lực hút trái đất( Trọng lực), lực này có phương thẳng đứng , chiều từ trên xuống dưới. *Ví dụ1:Một học sinh đá một quả bóng, quả bóng bay lên theo đường cầu vồng. a, Sau khi đã rời khỏi chân người học sinh, quả bóng còn chịu tác dụng của lực nào không? B, Em dựa vào cơ sở nào để trả lời câu hỏi a. Giải a, Sau khi đã rời khỏi chân, quả bóng vẫn còn chịu tác dụng của một lực, lực đó là trọng lực. b, Vì quả bóng đi theo đường cầu vồng nghĩa là chuyển động của nó luôn đổi hướng , do đó quả bóng phải chịu tác dụng của một lực. *Ví dụ 2: Hãy giải thích tại sao khi ném một hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng thì bao giờ hòn sỏi cũng chỉ lên cao được một đoạn rồi lại rơi xuống. Giải Lực ném của tay người chỉ tác dụng lên hòn sỏi trong thời gian rất ngắn khi hòn sỏi còn tiếp xúc với tay. Khi hòn sỏi đã rời khỏi tay, thì lực của tay không còn tác dụng lên hòn sỏi nữa. Lúc này chỉ còn trọng lực tác dụng lên hòn sỏi, trọng lực có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới .Chính lực này đã làm thay đổi chuyển động của hòn sỏi 2. Dạng bài nhận biết hai lực cân bằng. Để giải được dạng bài tập này cần nắm vững thế nào là hai lực cân bằng . Có thể dùng hai cách sau: +Cách 1: Lần lượt tìm hiểu xem chúng có thoả mãn đủ 4 điều kiện: - Cùng tác dụng lên một vật. - Cùng cường độ. - Cùng phương - Ngược chiều. +Cách 2: Tìm hiểu xem hai lực tác dụng lên cùng một vật có làm vật đứng yên hoặc không thay đổi chuyển động không. Nếu có thì đó là hai lực cân bằng. *Ví dụ 3: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao nó nằm yên? Giải. - Quyển sách chịu tác dụng của lực đẩy của mặt bàn và lực hút của trái đất( Trọng lực). - Quyển sách nằm yên là vì hai lực trên là hai lực cân bằng: Cùng tác dụng lên quyển sách và có cường độ bằng nhau nhưng ngược chiều. B.Bài tập tự luyện. Bài 1: Treo một vật nặng bằng một sợi dây. a. Có những lực nào tác dụng lên vật ? b. Các lực này có phải là các lực cân bằng không? Tại sao? Bài 2: a.Tại sao khi được treo vào một sợi dây thì vật có thể đứng yên. b. Khi cắt dây thì có hiện tượng gì sảy ra? Tại sao? Bài 3: Tại sao khi ta ấn đầu ngón tay vào mặt bàn thì ta thấy đầu ngón tay bị bẹp lại một chút? Bài 4: Khi đóng đinh vào tường thì các vật nào đã tác dụng lẫn nhau? Bài 5:Một quả bóng sau khi rơi xuống nền nhà, nó bị nảy lên, còn nền nhà dường như không có gì biến đổi. Như vậy nền nhà tác dụng lực lên quả bóng, còn quả bóng thì không tác dụng lực lên nền nhà. Em có nhận xét gì về câu nói trên? Bài 6: Một vật chịu tác dụng của nhiều lực thì sẽ không bao giờ đứng yên . Em có nhận xét gì về câu nói trên? Bài 7: Hai nhóm học sinh đang kéo co mạnh ngang nhau , bỗng nhiên một học sinh buông sợi dây. Em hãy mô tả và giải thích hiện tượng sảy ra sau đó.

1 câu trả lời

BÀI 1:a. Có hai lực tác dụng lên vật là lực hút của Trái Đất và lực giữ của sợi dây.

b. Các dây thì vật nặng rơi  xuống. Vì khi cắt dây vật nặng không còn bị tác động bợi lực giữu của sợi dây và bị lực hút Trái đất hút xuống.

Bài 2a. Vì vật chịu hai lực cân bằng là lực hút của Trái Đất và lực giữ của sợi dây.

b.Các dây thì vật nặng rơi  xuống. Vì khi cắt dây vật nặng không còn bị tác động bợi lực giữu của sợi dây và bị lực hút Trái đất hút xuống.

Bài 3: Vì khi ta ấn ngón tay xuống  mặt bàn thì ta tác dụng lên bàn một lực và bàn cũng tác dụng lên tay ta một lực ----> tay ta bị bẹp lại. Nhưng mặt bàn cũng sẽ bị biến dạng vì lực của ngón tay ta nhỏ nên chẳng gây nên gì

Bài 4: Khi đóng đinh vào tường thì cây búa tác dụng lên cây đinh và cây đinh tác dụng lên mặt tường

bài 5: Câu nói này là sai vì nền nhà có tác động vào quả bóng một lực làm trái bóng nảy lên

Bài 6: Câu nói này là sai vì trong nhiều lực thì có thể xuất hiện 2 lực cân bằng

Bài 7: Hai nhóm kéo co mạnh ngang nhau thì chứng tỏ cọng dây sẽ chịu lực  cân bằng. Nếu một bạn buông sợi dây ra thì lực của nhóm khác mạnh hơn và cọng dây sẽ bị kéo về phía nhóm mạnh hơn và nhóm mạnh hơn sẽ chiến thắng