Lòng tốt không nhất thiết phải đến từ những hành động vĩ đại, hay phải là những việc làm có sức ảnh hưởng thật rộng rãi đến rất nhiều người. Sự tử tế không phải là điều xa xôi, khó thực hiện, mà có thể đến từ bất cứ ai. Chỉ cần những suy nghĩ và thái độ sống tích cực, chân thành, sự quan tâm đến những người xung quanh và những hành động tử tế dù là bé nhỏ nhất, cả tôi, bạn và tất cả mọi người đều có thể lan tỏa sự tử tế đi khắp nơi. Sự tử tế chính là những điều tốt nhỏ bé và đơn giản như lời Mẹ Teresa từng nói:“Không phải ai cũng làm được điều lớn lao, nhưng tất cả chúng ta đều có thể làm những điều nhỏ bé với tình yêu thương to lớn.” Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng tốt từ những điều nhỏ bé và đơn giản trong cuộc sống con người. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật An Dương Vương trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Từ đó nêu lên bài học lịch sử mà dân gian ta muốn gửi gắm.

2 câu trả lời

Câu 1:

Lòng tốt có giá trị vô cùng to lớn, giá trị của lòng tốt từ những điều nhỏ bé và đơn giản trong cuộc sống càng trở nên quan trọng, cần thiết. Lòng tốt từ những điều nhỏ bé, đơn giản được hiểu là một hành động dù nhỏ ở ta nhưng lai mang giá trị, góp phần lan tỏa tử tế tới mọi người xung quanh. Điều tử tế gắn với hành động cho đi, giúp đỡ mà không cần báo đáp. CHo đi tửu tế phải xuất phát từ chân thành, ấm áp. Điều tưởng chừng nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn lao vì nó giúp kết nối con người với con người. Và quan trọng, "tích tiểu thành đại". Muôn ngàn điều nhỏ bé giúp cuộc đời trở nên có ý nghĩa, giá trị và tốt đẹp hơn. Cuộc sống chỉ lan tỏa và hạnh phúc chỉ được sẻ chia khi con người luôn biết thắp lên hi vọng, yêu thương từ điều giản dị, bình thường. Đó cũng là nhân tố giúp cuộc đời này trở nên tốt đẹp hơn. Nhỏ bé như một hành động khuyên ngăn, an ủi hay chỉ một cái vỗ vai...Mọi thứ giản đơn đều có thể lan tỏa giá trị và gắn kết tình người. 

Câu 2:

Truyền thuyết là một thể loại độc đáo của văn học dân gian. Đến với thế giới của truyền thuyết, chúng ta đã gặp gỡ biết bao con người lịch sử. Và chính những trang truyền thuyết hào hùng giúp chân dung nhân vật lịch sử hiện lên chân thực hơn bao giờ hết. Đọc "Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy", chúng ta đã thấy được một nhân vật lịch sử sinh động - An Dương Vương. Nhân vật An Dương Vương đã mang đến cho người đọc nhiề suy nghĩ và đồng thời, qua nhân vật này, chúng ta còn thấy được bài học lịch sử mà dân gian ta gửi gắm. 

An Dương Vương là nhân vật chính của truyền thuyết "Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy". Nói về nguồn gốc xuất thân của nhân vật, ông tên là Thục Phán, là người được vua HÙng tin tưởng giao lại đất nước. Ông đã đặt tên nước là Văn Lang. 

Nói về An Dương Vương, chúng ta thấy được chân dung một người có khát vọng và ý chí lớn. Ôn đã ôm và nuôi hi vọng dời đô, dựng đô thành tốt cho quốc gia, dân tộc để chống lại kẻ thù. Và dẫu cho hành trình xây thành ấy vô cùng gian nan, khó khăn vì kẻ thù liên tục phá đám cũng không thể khiến vua chùn bước. Thành đắp đến đâu lở đến đấy càng khiến ý chí của nhà thơ được tôi luyện. Nhà vua cho lập đàn trai giới, nhờ thần Kim Quy giúp đỡ nên đã xây được tòa thành vững chắc trong nửa tháng. Có thể nói, đó là sự chân thành, ấm áp xuất phát từ trái tim của một người muốn dựng xây đất nước. Ông kiên quyết xây thành ấy là bởi muốn bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.

Nỏ thần được chế tạo theo sự giúp đỡ của thần Kim Quy trước khi từ biệt cũng góp phần giúp ta thêm hiểu về nỗi lòng ưu dân, ái nước của An Dương Vương. Lời hỏi của An Dương Vương dành cho thần Kim Quy “Nếu có giặc ngoại xâm thì lấy gì mà chống ?”. Chỉ một lời hỏi nhưng phần nào cho ta thấy được khao khát bảo vệ đất nước của vua. Ông luôn lo xa và mang tinh thần cảnh giác cao. 

Tuy vậy, An Dương Vương cũng có nhiều hạn chế trong hành động, tính cách. Sai lầm của An Dương Vương bắt nguồn từ việc ông đã không suy nghĩ về hành động gả con gái cho kẻ thù là cha con Triệu Đà. Đặc biệt, hành động sai lầm của An Dương Vương khi ỷ vào sức mạnh của nỏ thần đã khiến bi kịch lên đỉnh điểm. Sự chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác, ngủ quên trên chiến thắng đã làm An Dương Vương mất đi quốc gia dày công gây dựng. Hành động sửa sai sau đó của An Dương Vương diễn ra liên tiếp khi tự tay chém chết Mị Châu đã góp phần làm rõ sự chí công vô tư. Dù là sự thức tỉnh muộn màng nhưng qua đó, ta thấy được sự dứt khoát của vua. 

Cái chết của An Dương Vương trong truyện đã cho thấy phần nào cách nhìn của nhân dân. Thần Kim Quy rẽ nước cho An Dương Vương đi xuống biển cả không chỉ là chi tiết cho thấy sự bất tử của nhân vật mà hơn hết còn là một con đường giải thoát dành cho nhân vật. Ở đây, chúng ta thấy được bài học lịch sử về sự cảnh giác với kẻ thù. Đồng thời, đó còn là bài học gửi đến chúng ta về cách sống, lẽ sống, nhìn nhận và đánh giá vấn đề. 

Truyền thuyết là một cách thể hiện sự đánh giá của nhân dân. Qua nhân vật An Dương Vương, bạn đọc có cái nhìn với nhân vật lịch sử. Đồng thời, ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cũng như khách quan trước những lầm lỗi của nhân vật. 

câu 1

“Cuộc sống có vô vàn những thứ quý giá như sức khỏe, thời gian bởi người ta thường nói ” có sức khỏe là có tất cả” và “thời gian là vàng”. Song có một thứ quý giá vô cùng mà ta không thể không kể đến đó là lòng tốt: “lòng tốt là của cải”. Vậy lòng tốt là gì? Lòng tốt là hành động, việc làm xuất phát từ tấm lòng nhằm giúp đỡ người khác. Nói “lòng tốt là của cải” là so sánh “lòng tốt” với “của cải” nó quý giá và càn thiết như mọi thứ vật chất khác. Người có lòng tốt giúp đỡ người khác như tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và người được giúp đỡ sẽ trở lên hân hoan, có niềm tin để vượt qua khó khăn, những trẻ em nghèo, những người nhiễm chất độc da cam sẽ yên tâm hơn với cuộc sống, nhờ có lòng tốt của người khác mà những người nghèo được đón Tết đầy đủ, vui vẻ hơn. Có thể nhờ có lòng tốt mà cuộc sống của con người với con người trở lên tốt đẹp hơn. Người có lòng tốt luôn quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người khác, không nghĩ xấu, nói xấu ai, không đố kị, không tranh giành quyền lợi… Biểu hiện của lòng tốt trong cuộc sống rất đa dạng và phong phú, nhỏ nhất là việc dắt cụ già đi qua đường, nhặt được của rơi trả lại người mất… lớn hơn là giúp đỡ người khi gặp hoạn nạn…Tuy nhiên, trên thực tế con người không phải ai cũng tốt, cái ác vẫn tồn tại vì tham lam, đố kị, vì bổng lộc quyền hành nhiều khi cả những cái hão huyền mà người ta đối xử với nhau một cách tàn nhẫn, chúng ta cần lên án đấu tranh chống lại cái ác, đồng thời quý trọng người có lòng tốt. Như vậy “lòng tốt là của cải”, nhưng lòng tốt không mua được bằng tiền, lòng tốt quý hơn của cải, của cải dùng mãi sẽ hết còn lòng tốt thì không bao giờ cạn. Lòng tốt là giá trị tinh thần vô giá không gì đánh đổi được nên ngay từ hôm nay chúng ta hãy nâng niu, nuôi dưỡng hạt mầm yêu thương để lòng tốt nẩy nở từ những việc làm nhỏ nhất

câu 2

ăn học dân gian là một trong những bộ phận quan trọng trong nền văn học của dân tộc ta. Đây cũng là thể loại nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Về văn xuôi thì văn học dân gian bao gồm những thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết…Trong đó truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy là một câu chuyện vừa mang tính chất truyền thuyết lại vừa là câu chuyện lịch sử dân tộc.

Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy là câu chuyện nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thời xa xưa. Trong đó một nhân vật chúng ta không thể không nhắc tới chính là An Dương Vương. Đây là vị vua có thực trong lịch sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với những truyền thuyết hư cấu, li kỳ. Trong tác phẩm ông là hiện thân của hai hình tượng: một là vị vua yêu nước thương dân và còn là một người cha hết lòng bao dung, che trở cho con cái.

Trước hết, khi đứng trên cương vị của một vị vua, người đứng đầu cả nước thì An Dương Vương đã thể hiện là một người yêu nước, lo cho nhân dân, lo cho vận mệnh của đất nước. Khi nhận được ngôi báu, ông đã rời đô từ một vùng đồi núi về vùng đồng bằng Cổ Loa. Qua đó thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương. Bởi chúng ta có thể dễ dàng thấy được muốn dân cư lạc nghiệp, phát triển hưng thịnh thì chọn đồng bằng màu mỡ là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nguy cơ nhất định. Đứng đầu một đất nước nhỏ bé ngay cạnh một nước lớn nên những áp lực mà ông phải chịu đựng là rất lớn và chứa nhiều bất trắc về sự an nguy của đất nước về chủ quyền của dân tộc. Ông còn chứng tỏ là một người biết nhìn xa trông rộng khi trong quá trình dựng nước đã cho xây dựng thành Cổ Loa, xây thành đắp lũy để phòng trừ giặc ngoại xâm. Việc xây dựng thành không phải trong ngày một ngày hai mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, tốn nhiều công sức mà không thành. Có lẽ người khác sẽ nản lòng trước nhiều lần thất bại nhưng An Dương Vương với một lòng yêu nước thương dân, một người có bản lĩnh vững vàng đã không quản ngại khó khăn gian khổ. Ngày cho lập đàn để cầu, hỏi kế sách của cụ già có tướng lạ, rồi đích thân ra tận cửa Đông xứ Thanh Giang để rước Rùa Vàng giúp đỡ.

Trước hết, khi đứng trên cương vị của một vị vua, người đứng đầu cả nước thì An Dương Vương đã thể hiện là một người yêu nước, lo cho nhân dân, lo cho vận mệnh của đất nước. Khi nhận được ngôi báu, ông đã rời đô từ một vùng đồi núi về vùng đồng bằng Cổ Loa. Qua đó thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương. Bởi chúng ta có thể dễ dàng thấy được muốn dân cư lạc nghiệp, phát triển hưng thịnh thì chọn đồng bằng màu mỡ là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nguy cơ nhất định. Đứng đầu một đất nước nhỏ bé ngay cạnh một nước lớn nên những áp lực mà ông phải chịu đựng là rất lớn và chứa nhiều bất trắc về sự an nguy của đất nước về chủ quyền của dân tộc. Ông còn chứng tỏ là một người biết nhìn xa trông rộng khi trong quá trình dựng nước đã cho xây dựng thành Cổ Loa, xây thành đắp lũy để phòng trừ giặc ngoại xâm. Việc xây dựng thành không phải trong ngày một ngày hai mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, tốn nhiều công sức mà không thành. Có lẽ người khác sẽ nản lòng trước nhiều lần thất bại nhưng An Dương Vương với một lòng yêu nước thương dân, một người có bản lĩnh vững vàng đã không quản ngại khó khăn gian khổ. Ngày cho lập đàn để cầu, hỏi kế sách của cụ già có tướng lạ, rồi đích thân ra tận cửa Đông xứ Thanh Giang để rước Rùa Vàng giúp đỡ.

Thành Cổ Loa kiên cố hoàn thành như để minh chứng cho sự tài trí cũng như tầm nhìn của mình An Dương Vương tiếp tục nhìn nhận đến những khía cạnh khác đó là thành cao hào sâu chưa chắc đã có thể ngăn được kẻ thù mà còn cần vũ khí lợi hại, quân đội tinh nhuệ. Đứng trước những băn khoăn của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động và giúp đỡ chế tạo nên nỏ thần nhờ móng vuốt của mình. Mặc dù dã có sự chuẩn bị về nhiều mặt nhưng bi kịch nước mất nhà tan vẫn xảy ra. Mặc dù có công lớn trong việc xây dựng đất nước nhưng bi kịch này vua An Dương Vương không tránh khỏi trách nhiệm. Chính An Dương Vương đã mắc sai lầm nghiêm trọng khiến cảnh nước mất nhà tan. Nhiều người cho rằng sai lầm của An Dương Vương ngay từ khi chấp nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, gả Mỵ Châu cho hắn rồi còn cho ở rể. Đó là sự chủ quan, không phán đoán được âm mưu của kẻ thù. Việc liên minh bằng hôn nhân chính trị trong lịch sử cũng không hề xa lạ, mặc dù xuất phát điểm của ông là tốt đẹp khi mong muốn hòa bình, giảm bớt chiến tranh nhưng lại quá nhẹ dạ cả tin.

Cũng không ít người nó hành vi cho Trọng Thủy ở rể là “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. Đây chẳng khác nào đặt một gián điệp bên cạnh mình, nhất là khi không có sự giám sát chặt chẽ. Nhưng có lẽ sai lầm nghiêm trọng nhất đó là không giữ bí mật quốc gia. Việc cho con gái biết bí mật quân sự lẫn việc quá khinh địch, không biết bảo vệ những cơ mật. Thậm chí còn quá ỷ lại vào sức mạnh của nỏ thần. Khi hay tin Triệu Đà phát binh đánh thì An Dương Vương còn điềm nhiên, tự mãn, ngồi đánh cờ. Tất cả đã tạo nên sai lầm nghiêm trọng dẫn tới bi kịch của chính bản thân và cả quốc gia phải gánh chịu.

Đứng trên cương vị của một người cha thì Trước khi xảy ra việc mất nước thì An Dương Vương là một người rất yêu quý con gái. Điều này thể hiện bằng việc nghe lời con, cho biết cả những bí mật quân sự mặc dù Mỵ Châu là con gái. Nhưng bên cạnh đó cũng là một người cha tuyệt tình, dứt khoát khi trên đường trốn chạy, lúc biết con mình chính là kẻ gây ra cơ sự thì đã không ngần ngại rút đao chém con. Qua đó cho thấy ông là một người dứt khoát, đề cao việc nước lên trên việc nhà.

Qua tác phẩm chúng ta giúp cho chúng ta có cái nhìn mới về lịch sử về vị vua trong truyền thuyết. Bên cạnh đó còn đêm lại cho chúng ta bài học đó là không nên coi thường, ỷ lại với lợi thế của mình mà khinh địch mà cần phải cận trọng xem xét, đánh giá nghiêm túc đối thủ của mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm