lm hộ mình cái mn ơi mai mình thi rồi môn lịch sử phần 1 trắc ngiệm 1 công xã pari 1871 2 các nước Anh-Pháp-Đức-Mĩ cuối thế kỉ 19-đầu thế kỉ 20 3 phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ 19-đầu thế kỉ 20 4 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ 19-đầu thế kỉ 20 phần 2 tự luận 1 những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên mục 3. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ 2. Các nước Anh,Pháp,Đức,Mĩ cuối thế kỉ 19-đầu thế kỉ 20 Mục 1 tình hình Các nước Anh,Pháp,Đức,Mĩ + sự phát triển kinh tế của Các nước Anh,Pháp,Đức,Mĩ cuối thế kỉ 19-đầu thế kỉ 20 + sự biến chuyển kinh tế ở Anh + tình hình các nước thuộc địa ở Anh +nêu nhận xét 3 phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ 19-đầu thế kỉ 20
1 câu trả lời
Câu 1:
I. Sự thành lập Công xã
1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã
- Na pô lê ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ đăng (2- 9- 1870)
- Quần chúng lao động lật đổ chính quyền Na- pô- nê- ông III (4/9/1870), yêu cầu lập chế độ Cộng hòa và kháng chiến chống Phổ, một chính phủ tư sản lâm thời thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc.
- Quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản xin đình chiến, nhân dân kiên quyết chiến đầu bảo vệ tổ quốc.
2. Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871. Sự thành lập Công xã
- Sáng 18/3/ 1871 Chie tấn công Quốc dân quân, nhưng bị thất bại phải rút về Vécxai để đối phó.
- Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
- 26/3/1871 nhân dân Pa - ri bầu Hội đồng Công xã.
II. Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pari
a. Cơ chế của bộ máy nhà nước
- Cơ quan cao nhất là Hội Đồng Công Xã vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.
- Thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.
b. Các chính sách của công xã:
- Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh.
- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
- Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đạp công nhân.
- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.
- Quy định giá bán bánh mì.
- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
⇒ Chứng tỏ là nhà nước kiểu mới là một nhà nước vô sản, phục vụ nhân dân
III. Nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari.
1. Nội chiến ở Pháp
- Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tấn công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.
+ Ngày 20/5, quân Véc-xai tổng tấn công vào thành phố. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5, lịch sử gọi là “ Tuần lễ đãm máu”.
2. Ý nghĩa - Nguyên nhân thất bại - Bài học kinh nghiệm.
*Ý nghĩa:
- Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản.
- Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.
*Nguyên nhân thất bại:
- Do không co chuẩn bị và thiếu kiên quyết trấn áp phản cách mạng.
- Vô sản Pari còn yếu. .
- Chủ nghĩa tư bản Pháp còn mạnh
- Thiếu một chính đảng Mác- xít lãnh đạo.
- Chưa liên minh với nông dân
Câu 2:
I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ
1. Anh
* Kinh tế:
- Năm 1870, Anh dẫn đầu nền kinh tế thế giới.
- Cuối thế kỉ XIX, Kinh tế Anh tụt xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:
+Công nghiệp Anh phát triển sớm, kỹ thuật lạc hậu.
+Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời (có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới, nguyên nhiên liệu, nhân công rẻ )
- Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa.
- Đầu thế kỷ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.
* Chính trị:
+Hai đảng – Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
+Chính sách ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xâm lược. Đến năm 1914 thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 với 400 triệu người.
+Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
2. Đế quốc Pháp:
* Kinh tế
- Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ đang từ hạng nhì sau Anh, xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:
+Pháp phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt 1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức.
+Pháp nghèo tài nguyên.
+Tư sản xuất khẩu tư bản,phần lớn cho Thổ, Nga,Cận Đông, Trung Âu, Mỹ la tinh vay lấy lãi,…. đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
- Các Công ty độc quyền ra đời trong điều kiện công nghiệp xuống hạng tư, đã chi phối rất nhiều nền kinh tế Pháp,
- Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới.
- Giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi.
Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “ Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
* Chính trị
+ Đàn áp nhân dân.
+ Tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa.
3. Đế quốc Đức :
* Kinh tế
+Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.
+Cuối thế kỉ XIX hình thành các công ty độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất.
* Chính trị:
+Thể chế liên bang, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
+Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động ; tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa.
+Giai cấp thống trị hiếu chiến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới nên chủ nghĩa đế quốc là “Chủ nghĩa quân phiệt, hiếu chiến”.
Chủ nghĩa đế quốc Đức là “ Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
4. Đế quốc Mỹ :
* Kinh tế:
- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do:
+Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
+Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.
+Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất.
+Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.
+Đất nước hòa bình lâu dài.
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ. Đứng đầu những công ty đó là những ông “vua”.
- Nông nghiệp đạt được những thành tựu lớn, Mỹ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
* Chính trị:
- Đề cao vai trò Tổng thống, hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ thay nhau cầm quyền. Các chính sách đa số đều phục vụ cho giai cấp tu sản.
- Tăng cường bành trướng lãnh thổ và thuộc địa ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mỹ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đô la.
II. Sự chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc
1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền
Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh đồng thời làm tăng việc cạnh tranh, tập trung sản xuất và tư bản. Dẫn đến sự hình thành của các công ty độc quyền. Các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.
2. Tăng cường xâm lược thuộc địa chuẩn bị chia lại thế giới
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đều đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. Đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã được phân chia xong
Câu 3:
I. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc thế thứ hai1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
- Nguyên nhân: vào 30 năm cuối thế kỉ XIX, trong các nước tư bản Âu - Mĩ, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng trở nên sâu sắc. Giai cấp công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp tư sản.
- Các phong trào tiêu biểu:
Thời gian Địa điểm Diễn biến
1899 Anh Cuộc đấu tranh tiêu biểu là của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương
1893 Pháp Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội
1/5/1886 Mĩ Công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 giờ
- Tác động: dẫn đến sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
2. Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
a. Hoàn cảnh
- Sự ra đời của những tổ chức công nhân ở các nước đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai được thành lập.
b. Quá trình hoạt động
- Giai đoạn 1889 - 1895: dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng và việc phát triển của phong trào công nhân thế giới.
- Giai đoạn 1895 - 1914: sau khi Ăng-ghen từ trần, các đảng hoạt động xa rời đường lối đấu tranh, thỏa hiệp với tư sản, không tích cực chống chiến tranh đế quốc... Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, Quốc tế thứ hai phân hóa và tan rã. Ngọn cờ đấu tranh từ đây thuộc về Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với lãnh tụ là Lê-nin.
II. Phong trào công nhân và cuộc cách mạng 1905 - 19071. Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga
- Lê-nin (1870 - 1924) sinh ra trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Ngay từ thời sinh viên, Lê-nin đã tham gia phong trào cách mạng chống Nga hoàng.
- Năm 1903 Lê-nin thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng.
- Nội dung Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga:
- Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản.
- Trước mắt là đánh đổ chế độ Nga hoàng thành lập nước cộng hòa, thi hành những cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới.
2. Cách mạng Nga 1905 - 1907
a. Nguyên nhân
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống của nông dân và nhân dân lao động khốn khổ, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, nhân dân chán ghét chế độ Nga hoàng.
- Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản và thất bại.
b. Diễn biến
Thời gian Sự kiện
9/1/1905 Công nhân Pê-téc-bua đến Cung điện Mùa Đông để đưa bản yêu sách lên nhà vua. Nga cho quân đội và cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình
5/1905 Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, lấy của người giàu chia cho người nghèo
6/1905 Thủy thủ chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa
12/1905 Khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va bùng nổ và thất bại sau hai tuần lễ
1907 Phong trào đấu tranh chấm dứt
c. Ý nghĩa lịch sử
- Đối với nước Nga:
+ Giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản.
+ Làm suy yếu chế độ Nga hoàng.
+ Đây là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917.
- Đối với thế giới: ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa và phụ thuộc.