Liệt kê các sự việc và chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích uy lít xơ trở về và nêu ý nghĩa của những sự việc đó

2 câu trả lời

Văn bản được chia thành 2 đoạn:

+ đoạn 1: từ đầu đến “kém gan dạ”: Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ), Pê-nê-lốp thận trọng chưa chịu nhận chồng.

+ đoạn 2: còn lại: Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ về bí mật của chiếc giường.

Pê-nê-lốp nhận ra chồng.

2. Tâm trạng Uy-lít-xơ khi trở về gặp vợ biểu hiện như thế nào ? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì ?

- Khi Pê-nê-lốp không chịu nhận chàng là người chồng Uy-lít-xơ, chàng vẫn mỉn cười bảo : “Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy ?’’. Điều này thể hiện sự nhẫn nãi, bình tĩnh của Uy-lít-xơ, đồng thời thể hiện niềm tin mãnh liệt của chàng đối với vợ.

- Uy-lít-xơ bàn với con là Tê-lê-mác việc đối phó với những gia đình quyền quý có người bị chàng giết. Điều này thể hiện sự khôn ngoan, sáng suốt của Uy-lít-xơ. - Uy-lít-xơ hờn dỗi khi Pê-nê-lốp mãi vẫn không nhận ra chàng và chàng khóc khi nghe vợ giải thích nguyên nhân. Điều đó chứng tỏ Uy-lít-xơ là một người rất giàu tình cảm và rất yêu vợ.

3. Vì sao Pê-nê-lốp “rất đỗi phân vân’’ ? Việc chọn cách thử “bí mật chiếc giường’’ cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của chàng ?

- Pê-nê-lốp “rất đỗi phân vân’’ khi gặp Uy-lít-xơ vì nàng “luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật để đánh lừa. Vì đời chàng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác…’’

- Phép thử bí mật chiếc giường cho thấy phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp. Nàng là con người khôn ngoan khi thử thách bằng bí mật chỉ hai vợ chồng mới biết. Như vậy, nàng không muốn bị mất phẩm giá của người vợ và cũng chứng minh cho tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng đối với chồng.

4. Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo ra hiệu quả gì ? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở khổ cuối của đoạn trích (“Dịu hiền… buông rời’’).

- Cách kể của Hô-me-rơ tạo ra hiệu quả:

Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn này thể hiện đặc trưng của phong cách kể chuyện sử thi, vừa chậm rãi, vừa tỉ mỉ, trang trọng. Ở đoạn trích này Pê-nê-lốp nghi ngờ, không tin Uy-lít-xơ là người chồng xa cách của mình. Do đó kiểu kể chuyện tỉ mỉ này tạo ra những đoạn đối thoại mang hình thức thăm dò, thử phản ứng từ đó dẫn tới bản chất của vấn đề.

- Để khắc họa bản chất nhân vật, Hô-me-rơ thường sử dụng hình thức gọi nhân vậ bằng cụm danh – tính từ rất phổ biến trong sử thi Hi Lạp (ví dụ : Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại…). Điều này tạo cho sử thi phong cách riêng, hấp dẫn, đặc sắc. -Biện pháp nghệ thuật được Hô-me-rơ sử dụng ở khố cuối đoạn trích (“Dịu hiền’’ … “buông rời’’) là biện pháp so sánh có đuôi dài, ở đây, Hô-me-rơ đã ví niềm vui tái ngộ của Pê-nê-lốp với Uy-lít-xơ cũng giống như hạnh phúc của con người thoát nạn biển khởi. Vế so sánh được nói trước, dài hơn với hình ảnh cụ thể, sinh động, như cái đòn bẩy nghệ thuật nhằm tôn lên sự việc được so sánh.

* Các sự việc và cho tiết tiêu biểu:

- Uy-lít-xơ trở về quê hương khi đã trải qua 20 năm trôi dạt trên biển sau chiến thắng thành Tơ-roa.

- Pê-nê-lốp lạnh lùng, khôn khéo thoát khỏi cám dỗ của 108 tên cầu hôn với kế hoãn binh “tấm thảm ngày dệt, đêm tháo”.

- Uy-lít-xơ cho rằng Pê-nê-lốp chưa nhận mình vì vẻ ngoài rách rưới. Tê-lê-mác trách mẹ. Pê-nê-lốp cho biết sẽ nhận người hành khất là chồng nếu ông ta trả lời được bí mật về những dấu hiệu riêng mà chỉ có hai người biết.

- Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng vết sẹo, Pê-nê-lốp vẫn không tin nhưng đồng ý xuống nhà để xem người đã giết những kẻ cầu hôn.

- Uy-lít-xơ nói ra bí mật về chiếc giường, Pê-nê-lốp chạy lại ôm chồng và không nỡ buông rời. 

- Hai vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp đoàn tụ sau 20 năm xa cách.

-> Ý nghĩa của các sư kiện đó: Làm cho câu chuyện mạch lạc, theo một trình tự, và đầy đủ nội dung, ý nghĩa hơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm